Tạp chí Văn nghệ Hải Dương
Văn nghệ dân gian: "Về hai chữ “Song Hỷ”" của tác giả Nguyễn Hữu Phách
06/07/2022 12:00:00

Ngày nay, khi mời khách đến dự các đám cưới, người ta hay gửi tờ giấy mời nhỏ, in giấy cứng đẹp có kết nối trái tim, họ tên nhà trai nhà gái, và in hai chữ “Song Hỷ”, tạm dịch là “hai niềm vui”. Một bên con trai, một nữa là con gái, cặp trai gái này “song hỷ” là đúng rồi. Nhưng xuất xứ của hai từ này lại là một tích chuyện cổ của Trung Quốc xưa – một cuộc ra vế đối (thách đố) và thật kỳ công để đối lại vế đã ra, cũng rất súc tích.

 

 Số là, ở nước Tống (Trung Quốc) xưa, có Vương An Thạch là người học giỏi nhất vùng. Khi đi Bắc Kinh để thi Đình, đường dài 800km, ông đi qua một vùng trù phú, ở đấy có vị phú ông thuộc loại “phú gia địch quốc”. Ông lại có một cô con gái xinh đẹp. Là người học rộng, uyên bác, ông muốn tìm người tài trong thiên hạ để gả con gái. Ông cho viết một vế đối treo bên cái đèn lồng, nội dung như sau:

“Mã tẩu đăng, đăng tẩu mã, đăng tức, mã đình bộ”

(Ngựa chạy theo đèn, đèn chạy theo ngựa, đèn tắt, ngựa dừng chân)

Vương An Thạch nghĩ mãi không ra. Ông nói với đoàn tùy tùng: “Hay về kinh thi xong sẽ tính sau”. Ông lên đường về kinh, lòng bối rối “Biết đâu trong mấy ngày tới, nàng sẽ thành vợ của một vị anh tài mới”. Ông thấp thỏm suốt những ngày còn lại.

Về Bắc Kinh, ông vào thi ròng rã hàng tháng trời. Kết quả, ông đỗ Tam khôi. Nhưng ông vẫn chỉ đứng thứ ba, mặc dù trên ông không có ai trúng điểm Trạng nguyên và Bảng nhãn. Khi phúc khảo, vua Tống gọi ông vào triều và ra một vế đối bắt ông đối lại. Lá cờ nhà Tống lúc đó có thêu con hổ ở giữa, nên vua ra vế đối có nội dung sau:

“Hổ phi kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyền, hổ tàng hình”

(Hổ bay theo lá cờ, cờ bay theo hổ, cờ cuốn, hổ giấu mình).

Thật không ngờ, câu ấy lại chính là vế đối lại rất chỉnh vế đối phúc khảo của triều đình. Vua khen hay, liền phê duyệt ông đứng hàng thứ ba là Thám hoa. Do không có Trạng nguyên và Bảng nhãn, ông đỗ đầu khoa thi năm đó.

Ông vinh quy, không quên qua nhà phú ông, dùng vế đối của vua để đối lại. May quá, cô gái vẫn chưa gặp người nào tài giỏi theo suy nghĩ của ông bố. Khi nghe vế đối của vị tân khoa, ông rất hài lòng vì nó đối nhau chan chát. Hai vế đối rất trọn vẹn:

“Mã tẩu đăng, đăng tẩu mã, đăng tức, mã đình bộ”

“Hổ phi kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyền, hổ tàng hình”

Thế là ông được nhận làm con rể (Mặc dù không phải là vế đối lại của ông). Trong những ngày tân hôn, ông được nhận cờ của vua, phong ông làm Tể tướng (ngang Thủ tướng) và lấy về triều đình nhận nhiệm vụ. Thế là ông được một vận may hiếm có: vừa làm quan to nhất triều đình, vừa cưới được vợ đẹp. Hai việc tốt nhất với đời người. Ông sung sướng lấy bút, giấy viết hai chữ rất to: SONG HỶ gửi về. Chữ Song Hỷ ra đời từ đó.

Do ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc từ hàng ngàn năm nay, nên hai chữ SONG HỶ cũng du nhập vào Việt Nam, trở nên thông dụng như hiện nay.
 
 
Các tin mới hơn
Sắc xuân ở Ky Quan San(23/04/2024)
Nắng trong lòng(23/04/2024)
Cho tôi về...(23/04/2024)
Chiều ấy(23/04/2024)
Tác giả, tác phẩm: "Người có duyên với ca khúc cổ động, tuyên truyền" (23/04/2024)
Các tin cũ hơn
Đọc sách hội viên: Những hình tượng đẹp trong “Chuồng cọp trên cao” (Đọc tập truyện ngắn “Chuồng cọp trên cao” của Nguyễn Thu Hằng – NXB Trẻ, quí I-2022) của tác giả Trần Thúy Lành(05/07/2022)
Thắc mắc của bé(05/07/2022)
Tác phẩm Trại Sáng tác Đà Lạt 2022: "Săn mây trên đỉnh Pinhatt" của tác giả Đinh Ngọc Hùng(04/07/2022)
Tác phẩm Trại sáng tác Đà Lạt 2022: Tản văn "Mimôsa! Em ơi..." của tác giả Nguyễn Thị Lan(04/07/2022)
Tác phẩm Trại sáng tác Đà Lạt 2022: "Ấn tượng quy hoạch xây dựng và kiến trúc Đà Lạt" của KTS Nguyễn Phương Liên(04/07/2022)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na