Tạp chí Văn nghệ Hải Dương
Mục Tác giả, tác phẩm: "Tác giả Nguyễn Thị Bích- Một hồn thơ dịu dàng đằm thắm" của tác giả Kim Xuyến
26/10/2022 12:00:00

72 tuổi đời, tác giả Nguyễn Thị Bích đã đóng góp với văn học Hải Dương 8 tập thơ; 2 tập trường ca, 1 tập truyện ngắn, 2 tập tiểu thuyết và có thơ in trong 10 tuyển tập do các nhà xuất bản ấn hành.

 

Tác giả Nguyễn Thị Bích sinh ngày 20-8-1950 tại thôn Mặc Thủ, xã Liên Mạc, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Vốn là cô giáo dạy Văn ở trường cấp 2 Thanh Xuân- Thanh Hà, nhưng tác giả Nguyễn Thị Bích lại yêu nghề viết. Năm 13 tuổi khi còn là cô trò nhỏ học trường làng, bà đã có truyện ngắn “Cô giáo Hạnh” đăng Báo Thiếu niên Tiền Phong. Song thơ mới là niềm đam mê của bà, bài thơ đầu tay “Nói với con” được bà sáng tác năm 18 tuổi. Bài thơ là cảm xúc chân thành tự đáy lòng bà viết để dành tặng mẹ và anh trai, anh trai bà đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cùng cảm xúc này, bà cho ra đời truyện ngắn “Chuyện nhà mẹ Văn”. Truyện được Nhà xuất bản Phụ nữ chọn in trong tập “Mẹ người dũng sĩ”, năm 1971-1972.

Năm 1971, tác giả Nguyễn Thị Bích tham gia trại sáng tác của Ty Văn hóa tại Quang Minh - Gia Lộc, từ đó, ngọn lửa đam mê sáng tạo càng bùng cháy trong bà. Đến năm 1973, bà tham gia khóa 7 trường Bồi dưỡng những người viết văn của Hội Nhà văn Việt Nam.

Sau đó, bà chuyển về Tỉnh Hội Phụ nữ công tác, bà làm công tác tuyên truyền, sau là Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh. Từ năm 1992 đến 2013, bà là Ủy viên ban Thơ - Hội VHNT tỉnh. Công việc ở Hội phụ nữ bận là vậy nhưng bà vẫn dành thời gian cho sáng tác. Với bà “sáng tác là cuộc sống”, bà viết bất kỳ lúc nào có thời gian rảnh và viết rất đều tay. Bà cộng tác thường xuyên với các báo trung ương và địa phương như: Báo Phụ nữ, báo Người Hà Nội, Báo Hải Phòng và Đài Tiếng nói Việt Nam với bút danh Mai Hiền, Điền Trang. Nơi công tác không chỉ đem lại cho bà niềm vui trong công việc, mà còn là nguồn cảm hứng sáng tác yêu thích của bà. Bà khai thác nhân vật phụ nữ với những thân phận điển hình, ví dụ tiểu thuyết “Bông cúc trắng” (1980) viết về liệt sĩ Bùi Thị Cúc, “Người đàn bà nông nổi”, viết về thân phận người phụ nữ làm công tác Hội. Rồi rất nhiều gương phụ nữ tiêu biểu trong phong trào “Ba đảm đang”, “Người phụ nữ mới xây dựng bảo vệ Tổ quốc”… đều được bà hiện thực hóa vào nhân vật trong tác phẩm của mình.

Thành tựu trong sáng tác của tác giả Nguyễn Thị Bích chủ yếu là thơ. Khi Hội Văn học nghệ thuật tỉnh thành lập, bà là lớp hội viên đầu tiên. Lực lượng sáng tác thơ còn mỏng, được ông Vũ Dong- Chủ tịch Hội và anh em văn nghệ sĩ động viên, bà đi sâu vào sáng tác thơ. Với thơ, ngoài cảm xúc, trong mỗi bài thơ của tác giả Nguyễn Thị Bích đều phảng phất một bóng hình nào đó mà bà từng tiếp xúc. Chẳng hạn như bài thơ “Anh hát”, in Báo Hải Phòng là một kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời sáng tác của bà. Năm 1994- 1999, là đại biểu HĐND, bà đi tiếp xúc cử tri ở Chí Linh cùng đoàn đồng chí Chủ tịch tỉnh (hát chèo rất hay). Để tạo không khí, đồng chí Chủ tịch tỉnh đứng lên hát tặng mọi người. Cảm xúc bà đã viết bài thơ “Anh hát”… Nhưng thơ bà viết chủ yếu về đề tài phụ nữ. Đọc thơ bà, ta như thấu hiểu thêm về những điều băn khoăn trăn trở, tình yêu, lòng thủy chung, nhân hậu, vị tha của người phụ nữ, nhất là những số phận éo le, những hoàn cảnh trớ trêu, khát vọng vươn tới một tình yêu hoàn thiện của người phụ nữ. Trong thơ của bà, ta còn gặp không ít những bài thơ nói về những đứa trẻ mồ côi, những phụ nữ thiệt thòi về tình yêu do chiến tranh…

Với những đóng góp ấy, bà đã giành nhiều giải thưởng trong các cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật: Giải B giải thưởng hàng năm của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 1994 với tác phẩm “Thơ một thời yêu”; giải A Giải thưởng VHNT Côn Sơn lần I (1981-1984), chùm 10 bài thơ; giải C Giải thưởng VHNT Côn Sơn lần thứ II (1986- 1990), tập thơ “Riêng một vầng trăng”; giải C, Giải thưởng VHNT Côn Sơn lần thứ III (1991- 1995), tập thơ “Thơ một thời yêu”; giải B Giải thưởng VHNT Côn Sơn lần thứ IV (1996- 2000), tập thơ “Nơi có một cánh buồm tình yêu”; giải B, Giải thưởng VHNT Côn Sơn lần thứ VI (2006- 2010), trường ca “Khúc hát sông quê”.

Năm 2010, bà được Hội đồng Nghệ thuật tỉnh đề nghị trung ương xét tặng giải thưởng Nhà nước.

Ngoài ra bà còn được tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp văn học nghệ thuật”, năm 1997; huy chương “Vì sự nghiệp văn hóa Thông tin, năm 2002; “Vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ”; “Vì sự nghiệp dân số Việt Nam” và giấy khen của Hội VHNT tỉnh Hải Dương.

Năm 2004, bà nghỉ hưu và tham gia Hội Người cao tuổi phường Nguyễn Trãi, được tín nhiệm làm Chủ tịch Hội người cao tuổi phường 3 nhiệm kỳ, từ 2005 đến 2020. Nay đã quá tuổi xưa nay hiếm, bà lại về với “ngôi nhà của mẹ” khi xưa, sống quây quần bên các cháu cùng bà con thôn xóm. Tâm nguyện của bà là được Hội đồng Nghệ thuật của tỉnh trình xét tặng Giải thưởng Nhà nước cho bà một lần nữa.

 
Các tin mới hơn
Đồng chí Nguyễn Lương Bằng người cộng sản kiên trung mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và Cách mạng Việt Nam(17/05/2024)
Về thăm Tiên Lữ(17/05/2024)
Mùa hoa bưởi(17/05/2024)
Cuộc gặp năm mươi năm(17/05/2024)
Đọc sách hội viên: "Vẻ đẹp của những vần thơ "Vụn"" (Đọc tập thơ “Vụn” của nhà thơ Hà Cừ -NXB Thông tin và Truyền thông, tháng 12/2023) (03/05/2024)
Các tin cũ hơn
Ký "Tháng Chín đôi mươi Tháng Mười mồng năm" của tác giả Phạm Ngọc Toan(25/10/2022)
Hát ru lục bát(25/10/2022)
Đi về núi Nhạn(25/10/2022)
Văn nghệ dân gian: "Vài nét về tục thờ Mẫu ở làng Thượng Cốc thời xưa" của tác giả Nguyễn Quốc Văn(25/10/2022)
Truyện ngắn "Bạch Thiên Hương" của tác giả Tống Ngọc Hân(24/10/2022)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na