Tạp chí Văn nghệ Hải Dương
Tác giả, tác phẩm: "Nghệ sĩ của đồng quê"
16/03/2022 12:00:00

Trong sáng tác nghệ thuật, bản sắc riêng của người nghệ sĩ đôi khi toát lên từ cái biệt danh được bạn bè cùng giới trìu mến gọi. Với nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Quang Thông biệt danh “Nghệ sĩ của đồng quê” không chỉ khái quát bản sắc riêng của ông mà còn thể hiện đủ, đầy cho phong cách của một đời cầm máy.

Chân dung NSNA Trần Quang Thông

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Quang Thông sinh năm 1948 trong gia đình có cha làm nghề chụp ảnh ở thị trấn Cẩm Giàng (Hải Dương) từ năm 1952. Nhờ đó ngay từ ngày thơ bé, ông đã được tiếp xúc với nghệ thuật nhiếp ảnh. Sau mỗi buổi đến trường, tại hiệu ảnh gia đình, ông là cậu phó nhỏ phụ cha tô màu ảnh cho khách. Đam mê nhiếp ảnh nên học hết lớp 7, ông nghỉ ở nhà theo nghề cha. Do bén duyên từ sớm, đến năm mười lăm, mười sáu tuổi, ông đã trở thành một tay máy trẻ vững vàng kỹ thuật. 

 Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Quang Thông sinh năm 1948 trong gia đình có cha làm nghề chụp ảnh ở thị trấn Cẩm Giàng (Hải Dương) từ năm 1952. Nhờ đó ngay từ ngày thơ bé, ông đã được tiếp xúc với nghệ thuật nhiếp ảnh. Sau mỗi buổi đến trường, tại hiệu ảnh gia đình, ông là cậu phó nhỏ phụ cha tô màu ảnh cho khách. Đam mê nhiếp ảnh nên học hết lớp 7, ông nghỉ ở nhà theo nghề cha. Do bén duyên từ sớm, đến năm mười lăm, mười sáu tuổi, ông đã trở thành một tay máy trẻ vững vàng kỹ thuật.

Theo tiếng gọi của Tổ quốc, năm 1967 ông lên đường nhập ngũ. Với nghề ảnh học được từ nhà, vào bộ đội ông được cử đi học lớp nhiếp ảnh tân văn trở thành chiến sĩ chụp ảnh tham mưu trinh sát và chiến sĩ chụp ảnh thuộc Ban Tuyên giáo của E102.

Năm 1971, ông cùng đơn vị tham gia chiến trường đường 9 Nam Lào và bị thương. Trong thời gian điều trị và an dưỡng tại Đoàn 70 Quân khu 4, ông tiếp tục làm ảnh và được thuyên chuyển về công tác tại Cục Bảo vệ chính trị và Báo quân khu 4. Sau thời gian cống hiến trong quân ngũ, năm 1973, ông xin xuất ngũ về công tác tại thị trấn Cẩm Giàng.

Tại quê nhà, ông vừa giữ lửa nghề chụp ảnh của cha vừa tham gia công tác địa phương. Năm 1974, ông làm Bí thư Đoàn thanh niên thị trấn. Năm 1978 ông được cử giữ cương vị Đảng ủy phụ trách công tác thường trực Đảng liên tục đến năm 2005 thì nghỉ hưu. Trải qua quá trình công tác, ông đã được trao tặng, Huy chương chống Mỹ cứu nước hạng Nhất; huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Quang Thông tâm sự, mặc dù công tác địa phương khá bận rộn song với niềm đam mê nhiếp ảnh ông đã kết hợp hài hòa cả hai để giữ ngọn lửa nghệ thuật. Năm 1980, ông trở thành cộng tác viên chụp ảnh của Báo Hải Hưng. Các bức ảnh lao động sản xuất với giá trị nghệ thuật cao mang đậm hơi thở cuộc sống của ông không chỉ xuất hiện trên Báo Hải Hưng, Tạp chí Văn nghệ của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Hưng mà còn xuất hiện trên các báo lớn như: Quân đội Nhân dân, Nhân Dân… Năm 1985, ông vinh dự được kết nạp vào Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Hưng; năm 1994 được kết nạp vào Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam.

Với những kinh nghiệm quý trong nghề, ông được nghệ sĩ trong giới tín nhiệm bầu giữ cương vị Chi hội trưởng Chi hội Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam 4 nhiệm kỳ; Ủy viên Ban Chấp hành, Trưởng Ban Nhiếp ảnh Hội Văn học nghệ thuật tỉnh 6 nhiệm kỳ cho đến nay.

Trong lĩnh vực chuyên môn, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Quang Thông khẳng định tài năng của mình qua hàng loạt các tác phẩm ghi dấu ấn sâu đậm và đạt giải cao trong các kỳ triển lãm của toàn quốc, khu vực và của tỉnh.

Tiêu biểu phải kể đến tác phẩm “Lấp lánh ánh chiều” đạt Huy chương Vàng Triển lãm Ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 14 năm 1987. Tác phẩm cũng vinh dự được tuyển chọn in trong sách ảnh nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam thế kỷ 20 của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam.

 
"Lấp lánh ánh chiều" đạt Huy chương Vàng Triển lãm Ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 14 

 

Tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực đồng bằng sông Hồng, tác phẩm “Tiếp mùa” đạt Huy chương Vàng năm 1990; “Ruộng mật” đạt Huy chương Bạc năm 1992; “Thương nhớ ngày mùa” đạt Huy chương Bạc năm 2009.
 
 

"Thương nhớ ngày mùa" đạt Huy chương Bạc tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực ĐBSH năm 2009 

 
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Quang Thông còn xuất sắc đạt giải A loại hình Nhiếp ảnh Giải thưởng Văn học nghệ thuật Côn Sơn- Hải Dương lần thứ II, thứ III và thứ VI; đạt giải B loại hình Nhiếp ảnh Giải thưởng Văn học nghệ thuật Côn Sơn- Hải Dương lần thứ VII. Ngoài ra, ông còn có nhiều tác phẩm được trưng bày tại triển lãm ảnh toàn quốc, khu vực và của tỉnh.
 
"Tiếp mùa" đạt Huy chương Vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực ĐBSH năm 1990 

Có thể thấy trong mỗi sáng tác của mình, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Quang Thông luôn coi trọng các giá trị chân, thiện, mỹ. Phương pháp sáng tác của ông là ảnh ghi thực mang tính phát hiện và nắm bắt khoảnh khắc đời sống. Đề tài là cảnh sinh hoạt và đời sống thường nhật, chủ yếu là đề tài nông nghiệp và nông thôn. Chính vì vậy mà ông được báo giới và bạn bè trong nghề đặt cho biệt danh “Nghệ sĩ của đồng quê”.

Với những nỗ lực cống hiến cho nghệ thuật nhiếp ảnh, năm 2014, ông được Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phong tặng tước hiệu ES VAPA – nghệ sĩ nhiếp ảnh có cống hiến xuất sắc. Năm 2018, ông vinh dự được Văn phòng Trung ương Đảng mời dự hội nghị đại diện các nhà trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu toàn quốc gặp gỡ đồng chí Tổng Bí thư Đảng.

Không chỉ cống hiến cho nghệ thuật, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Quang Thông còn được biết đến là người có những đóng góp tích cực vào việc bảo tồn, gìn giữ khu lưu niệm Tự lực Văn đoàn ở thị trấn Cẩm Giàng.

Giờ ở cái tuổi thất thập cổ lai hy, ngoài chụp ảnh, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Quang Thông vẫn miệt mài truyền thụ những kiến thức nghề mà mình gom góp cả đời cho thế hệ trẻ. Nhân cách sống cùng những cống hiến của ông cho nghệ thuật, cho phong trào văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương thật vô cùng quý báu và đáng trân trọng. 
 
 Ngọc Hùng
 
 
 
 
Các tin mới hơn
Nghiên cứu, Lý luận, Phê bình và Văn nghệ dân gian: "Sự tích Thành hoàng làng Đồng Niên, phường Việt Hòa, phành Phố Hải Dương"(11/10/2024)
Nghiên cứu, Lý luận, Phê bình và Văn nghệ dân gian: "Âm nhạc thiếu nhi và sự đóng góp của các nhạc sĩ Hải Dương" (11/10/2024)
Nghiên cứu, Lý luận, Phê bình và Văn nghệ dân gian: "Lớp học trong ngôi chùa cổ - một truyện ngắn đậm chất thơ của Nguyễn Hải Yến"(08/10/2024)
Mùa thu và phone(08/10/2024)
Tự khúc(07/10/2024)
Các tin cũ hơn
Văn nghệ dân gian: "Bảo tồn và phát huy giá trị của trò chơi dân gian" của tác giả Lê Thị Dự(15/03/2022)
Chùm thơ của các tác giả Thanh Dạ, Nguyễn Phú Ninh, Phạm Ánh Sao, Nguyễn Khắc Hiền(14/03/2022)
Nghiên cứu, lý luận, phê bình: "Về tiểu thuyết “TỪ DỤ THÁI HẬU” của TRẦN THÙY MAI" của tác giả Nguyễn Thị Việt Nga (14/03/2022)
Chùm thơ của các tác giả Bùi Hải Đăng, Khúc Kim Tính, Nguyễn Thế Trường, Tiêu Hà Minh(12/03/2022)
Bút ký "Cảm phục nông dân thời nay" của Phạm Chức(12/03/2022)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na