Tạp chí Văn nghệ Hải Dương
Mục Tác giả-Tác phẩm: "Nhà sử học Tăng Bá Hoành người say mê nghiên cứu sử học và dịch thuật"
05/06/2023 03:23:21

Nhà sử học Tăng Bá Hoành sinh ngày 3/11/1941, tại thôn Lang Can, xã Thanh Lang huyện Thanh Hà (Hải Dương), miền đất của sản vật vải thiều nổi tiếng xứ Đông.

 

Tuổi đôi mươi, nhà sử học Tăng Bá Hoành vừa học vừa làm tại trường Thanh niên lao động XHCN tỉnh Hòa Bình. Khi đó miền núi, trong đó có tỉnh Hòa Bình rất thiếu cán bộ có trình độ. Ở đây ông cùng với trên 1200 thanh niên,chủ yếu là thanh niên các dân tộc thiểu số thuộc tỉnh Hòa Bình vừa học văn hóa, vừa làm việc phục vụ nhu cầu quốc phòng và kinh tế ở Tây Bắc. Được học tập và lao động ở môi trường lao động XHCN, nhà Sử học Tăng Bá Hoành luôn phấn đấu học hỏi, rèn luyện. Ngoài công tác chuyên môn, ông chuyên chú công tác nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực trong đó có toán học và văn học. Bài báo đầu tiên của ông được in tại nhà trường và được trao giải Nhì về văn học; giải Tư Báo Toán học tuổi trẻ tháng 10-1965.

Tháng 11 năm 1978, sau khi tốt nghiệp khoa Sử - chuyên ban Khảo cổ học (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội), ôngvẫn chuyên sâu công tác nghiên cứu, trọng tâm là khảo cổ học. Song song với công việc nghiên cứu, ông thường viết bài cộng tác với các báo và tạp chí như: Báo Nhân dân, Báo Quân đội, Báo Ảnh Việt Nam, Báo Văn hóa, TTX Việt Nam, Báo Hải Hưng và các tạp chí của Hải Hưng (sau này là Hải Dương). Ông vẫn nhớ như in bài viết đầu tiên của mình đăng trên Tạp chí Văn Nghệ Hải Hưng là số 7 năm 1979 với tiêu đề “Côn Sơn xưa và nay”. Với nỗ lực trong hoạt động nghiên cứu, năm 1982 ông trở thành hội viên Hội VHNT tỉnh và Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam.

Bỏ qua nhiều cơ hội làm việc tại thủ đô Hà Nội, tháng 4 năm 1988, ông trở về quê hương Hải Dương công tác ở Ty Văn hóa Hải Dương và được phân công làm công tác Bảo tàng. Kể từ đó ông chuyên tâm nghiên cứu lịch sử, di sản văn hóa và di sản Hán Nôm tại Hải Dương.Ông đã chủ trì trên 40 cuộc khai quật khảo cổ học do Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấp phép từ năm 1979-2001, thu về hàng vạn di vật có giá trị cho Bảo tàng tỉnh. Riêng gốm Cù Lao Chàm trên 5.600 hiện vật nguyên chiếc. Ông đã có các bài viết tham luận ở khảng 100 hội nghị khoa học cấp tỉnh và các cơ quan nghiên cứu trực thuộc trung ương. Những tham luận trên đều được in trong kỷ yếu, nhiều công trình đã được biên tập và xuất bản. Ngoài ra, ông còn biên soạn sách chuyên khảo về lịch sử, văn hóa, tham gia nhiều tổ chức xã hội khoa học. Những công trình tiêu biểu mà ông chủ biên phải kể đến: Nghề cổ truyền Hải Hưng (3 tập), Hải Dương di tích và danh thắng (tập I),Văn nghệ dân gian Hải Dương (tập I),Gốm Chu Đậu, Địa chí Hải Hưng, Hải Dương từ năm 1993-2002, Tiến sĩ Nho học Hải Dương, Di sản Hán Nôm Hải Dương (4 tập). Ông cũng là đồng tác giả các tác phẩm, công trình: Nhà văn hiện đại Hải Hưng, Đến với vùng Văn hóa Kinh Môn, Phong tục cưới tang và lễ hội Hải Dương, Gốm hoa lam Trung Quốc và Việt Nam lưu tại Philippin. Các tác phẩm in riêng của ông phải kể đến: Làng nghề cổ truyền Hải Dương, Tranh khắc gỗ Liễu Chàng đầu thế kỷ XX…

Một trong những công trình nghiên cứu mà ông tâm đắc, trăn trở và cũng đem lại nhiều thành công nhất đó là công trình nghiên cứu gốm sứ cổ Chu Đậu. Công trình thực sự có giá trị khoa học vượt khỏi phạm vi trong nước, đã tạo thêm cơ sở vững chắc cho công cuộc khai quật ở kinh thành Thăng Long, cũng như tàu đắm ở biển Cù Lao Chàm (Quảng Nam) mà trong đó đồ gốm xuất khẩu bị chìm từ thế kỷ 15 được làm rõ thân phận, nguồn gốc, xuất xứ. Ông còn chủ biên cuốn “Gốm Chu Đậu” được in bằng hai thứ tiếng Việt và tiếng Anh cùng nhiều cán bộ khoa học. Sách là công trình nghiên cứu công phu, lâu dài và tỉ mỉ, thể hiện sự tâm huyết rất lớn của chủ biên Tăng Bá Hoành và các cộng sự của ông. Ngay sau khi cuốn sách phát hành đã có một sức lan tỏa rất lớn, nhất là đối với các học giả và những người nghiên cứu về gốm cổ trong và ngoài nước. Từ những thành tựu nghiên cứu gốm Chu Đậu đã góp phần làm sống lại một thương hiệu nổi tiếng “Gốm Chu Đậu” đã thất truyền từ cuối thế kỷ 16, khôi phục nghề cổ truyền tại làng gốm Chu Đậu. Hiện nay sản phẩm gốm Chu Đậu đã được xuất khẩu nhiều nước trên thế giới, góp phần làm rạng danh gốm sứ Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng.

Đến nay, sau hơn 20 năm nghỉ hưu, ông vẫn say mê, miệt mài với những công trình nghiên cứu, dịch thuật, biên soạn về lịch sử, văn hóa; tham gia nhiều công trình khoa học với tư cách là thành viên hay chủ nhiệm. Hiện nay ông là Chủ tịch Hội Sử học, Chủ nhiệm CLB Hán Nôm Hải Dương, Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ dân gian Hải Dương. Trung bình mỗi năm ông có khoảng 1000 trang bản thảo về lịch sử, văn hóa, văn nghệ, được in thành sách, khắc trên đá hoặc cộng tác với nhiều tạp chí nghiên cứu và phát thanh truyền hình. Ông đã viết cho các báo và tạp chí trên 1000 bài, tham gia trên 100 chương trình của Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Dương, Đài Truyền hình Việt Nam; sáng tác và cho khắc in gần 1000 câu đối, đại tự cho các công trình văn hóa, các báo và tạp chí và các cuộc trưng bày lớn… Đến nay, ông còn khoảng gần 10 công trình nghiên cứu, nghiệm thu nhưng chưa xuất bản.

Với những đóng góp to lớn và quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu khảo cổ và sưu tầm, ông đã đạt được nhiều thành tích: 5 lần đạt giải khoa học Côn Sơn (2000-2020); Giải C, giải thưởng VHNT Côn Sơn lần thứ II (1986-1990) với chùm 3 bài nghiên cứu phê bình; Giải B (đồng tác giả) giải thưởng VHNT Côn Sơn lần thứ III với công trình Nhà Văn hiện đại Hải Hưng; giải Khuyến khích giải thưởng VHNT Côn Sơn lần thứ IV (1996-2000), tập nghiên cứu Hải Dương di tích và danh thắng. Nhiều giải thưởng của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam; Tạp chí Văn hóa-Thể Thao-Du lịch Hải Dương….

Mặc dù tuổi đã cao, nhưng Nhà Sử học Tăng Bá Hoành vẫn còn khỏe mạnh và say mê với công việc nghiên cứu khoa học xã hội. Ông xứng đáng là tấm gương cho thế hệ trẻ học tập. 
 
 Kim Xuyến
 
 
 
 
 
Các tin mới hơn
Nghiên cứu, Lý luận, Phê bình và Văn nghệ dân gian: "Sự tích Thành hoàng làng Đồng Niên, phường Việt Hòa, phành Phố Hải Dương"(11/10/2024)
Nghiên cứu, Lý luận, Phê bình và Văn nghệ dân gian: "Âm nhạc thiếu nhi và sự đóng góp của các nhạc sĩ Hải Dương" (11/10/2024)
Nghiên cứu, Lý luận, Phê bình và Văn nghệ dân gian: "Lớp học trong ngôi chùa cổ - một truyện ngắn đậm chất thơ của Nguyễn Hải Yến"(08/10/2024)
Mùa thu và phone(08/10/2024)
Tự khúc(07/10/2024)
Các tin cũ hơn
Truyện ngắn "Hai cây gỗ quý" của tác giả Kiều Duy Khánh(05/06/2023)
Về thôi hôm qua(05/06/2023)
Sau mưa(05/06/2023)
Bút ký của "Một vị tướng một tấm lòng son" của tác giả Vũ Tuyết Mây(05/06/2023)
Truyện ngắn "Di ngôn" của tác giả Nguyễn Thu Hà(02/06/2023)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na