|
|
|
Nghiên cứu, Lý luận, Phê bình: "Ký ức tháng Tư..." của tác giả Bùi Việt Thắng
Ngày 28/1/1941, sau ba mươi năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã trở về Đất Mẹ - Tổ quốc Việt Nam. Cùng trong năm đó, Người viết tác phẩm “Lịch sử nước ta” bằng hình thức thơ lục bát, dài 208 câu. Tập diễn ca lịch sử được xuất bản lần đầu vào tháng 2/1942, do Việt Minh tuyên truyền Bộ ấn hành. Mở đầu “Lịch sử nước ta”, Bác viết: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Đúng như một vĩ nhân đã triết luận: “Một dân tộc không có ký ức thì không có tương lai”.
|
|
Truyện ngắn "Hai cây gỗ quý" của tác giả Kiều Duy Khánh
Tiếng con chim tăng ló kêu một hồi giục giã trên ngọn cây cạnh lều khiến ông Mầng tỉnh giấc. Nhìn qua vách liếp, ông giật mình. Mặt trời đã lên cao quá nóc lều. Mọi ngày vào giờ này, ông đã vào rừng tuần từ lâu lắm rồi.
|
|
|
Bút ký của "Một vị tướng một tấm lòng son" của tác giả Vũ Tuyết Mây
Từ những năm giao thông đi lại còn khó khăn, tôi đã có cơ may, hai lần được đặt chân lên mảnh đất Quảng Trị, nơi có nhiều địa danh khắc sâu vào tâm khảm cả dân tộc: cầu Hiền Lương, Thành cổ Quảng Trị, nghĩa trang Trường Sơn, nghĩa trang Đường 9, Khe Sanh… ; chỗ cái tên như ta đang đi về miền cổ tích: Dốc Miếu, Cồn Tiên, Ái Tử, Quán Ngang, Thạch Hãn, Nham Biều…; lại có những địa danh nghe lạ lẫm, như ở tận trời Tây: Phu Lơ, Gio An, Tà Cơn, Cha Lo…
|
|
|
|
|
Truyện ngắn "Hoa trên đá" của tác giả Trần Thúy Lành
Ra giêng, thời tiết bớt rét, chân mẹ cũng bớt đau. Cái bệnh đau xương, đau khớp của mẹ nhiều khi là “bệnh thời tiết”, có lúc mẹ tự than thở: “Như người ốm giả vờ, già rồi, chán thế chứ”. Phương cười với mẹ rất bí hiểm khiến mặt mẹ ngẩn ngơ, không hiểu. Cô đã dự định đưa mẹ đi thăm Tây Bắc một chuyến, thăm lại nơi mẹ đã từng gắn bó gần hai mươi năm, trải qua những vui buồn, hạnh phúc và khổ đau, thành công và cả thất bại… Những năm thanh xuân đầy nhiệt huyết của mẹ đã có bao kỉ niệm khắc vào tận tâm can ở mảnh đất địa đầu Tổ quốc. Chỉ khi biến cố xảy ra, mẹ mới rời cao nguyên đá để về với quê nhà – nơi chôn rau cắt rốn, nơi có bạt ngàn vải thiều xum xuê luôn đón đợi và chở che tâm hồn mẹ. Mẹ về quê làm việc ở trạm y tế của xã rồi nghỉ hưu đã mấy năm nay nhưng lòng mẹ không nguôi nhớ miền Tây Bắc xa xôi.
|
|
|