Mỹ thuật
Mỹ thuật ứng dụng: Song hành cùng sự phát triển của công nghệ mới và xu hướng thiết kế quốc tế
Sau hơn 4 tháng phát động cuộc thi và triển lãm mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 5 - năm 2022, Ban tổ chức đã nhận được 538 tác phẩm của 283 tác giả thuộc 25 tỉnh, thành phố gửi tác phẩm tham dự. Hội đồng nghệ thuật đã tuyển chọn 201 tác phẩm, bộ tác phẩm của 138 tác giả để chấm giải và trưng bày triển lãm vào 13/9. Triển lãm do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp với các cơ quan tổ chức, đã khai mạc tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Biểu trưng và nhận biết thị giác
Logo hay biểu trưng là một phương tiện để nhận biết một đối tượng qua kênh thị giác là chính. Logo thường song hành với các thương hiệu, trong thế giới truyền thông. Logo cũng được dùng để nhận diện một sự kiện, một địa danh.
Cuộc hội ngộ của bộ tứ: Phổ - Thứ - Lựu - Đàm
Triển lãm "Hồn xưa bến lạ" quy tụ tác phẩm của bộ tứ Phổ - Thứ - Lựu - Đàm, bốn danh họa nổi tiếng của dòng tranh Đông Dương Việt Nam. Triển lãm do nhà đấu giá Sotheby’s tổ chức và vừa được khai mạc tại khách sạn Park Hyatt Saigon, số 2 Lam Sơn, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM. Theo đánh giá của giới phê bình mỹ thuật trong và ngoài nước, đây được xem là triển lãm tranh Đông Dương lớn nhất tại Việt Nam về cả giá trị lẫn số lượng.
Những cuộc đấu giá sẽ định hình xu hướng nghệ thuật cũng như tên tuổi của các nghệ sĩ lớn
Các cuộc đấu giá đoán trước sự nổi lên của các ngôi sao, xác định các xu hướng trong bối cảnh đương đại thông qua lợi nhuận. Trong khi nhiều người xem đổ dồn sự chú ý của họ về cuộc triển lãm đương đại quốc tế được tổ chức hai năm một lần – như là sự báo trước của những gì sắp xảy ra trong thế giới nghệ thuật, thì những cuộc đấu giá phản ánh những thay đổi này nhanh chóng và cụ thể hơn, so với những sự kiện được dẫn dắt bởi các tổ chức công, phụ thuộc vào thời gian để củng cố những gì đang diễn ra.
Ra mắt ấn phẩm đặc biệt về danh họa Bùi Xuân Phái
Kỷ niệm 34 năm ngày mất của danh họa Bùi Xuân Phái, hai cuốn sách phản ánh nhiều góc độ về tác phẩm cũng như kỷ niệm của ông đã chính thức được Nhà xuất bản trẻ cho ra mắt bạn đọc: Hội họa Bùi Xuân Phái và tôi (Trần Hậu Tuấn), Bùi Xuân Phái - Con mắt của trái tim (nhiều tác giả).
Hiểu và suy cảm về nghệ thuật trừu tượng
Chúng ta khảo sát qua về định nghĩa khái niệm trừu tượng. Theo “Từ điển tiếng Việt”: Nghĩa một trừu tượng (thuộc tính, quan hệ ) được tách ra trong tư duy con người khỏi các thuộc tính, các quan hệ khác của sự vật, trái với cụ thể. Nghĩa hai trừu tượng: Khó hiểu , khó hình dung vì không có gì cụ thể.
Nhớ họa sĩ Phạm Trí Tuệ
Họa sĩ Phạm Trí Tuệ, sinh năm 1942, ở thôn Vũ La, xã Nam Đồng (Nam Sách) nay là phường Nam Đồng (TP Hải Dương).
Nghệ thuật: lựa chọn, loại bỏ, dối trá và sự thật
Có người hỏi một nhà điêu khắc, làm sao để tạo hình được một con voi trên đá? Nhà điêu khắc trả lời, chỉ việc đục bỏ những gì không phải là con voi. Nhưng, vấn đề là những gì đã bị đục bỏ nói với chúng ta điều gì?
Mark Rothko – Hiện thực của họa sĩ
Đây là bản dịch tiếng Việt đầu tiên cuốn sách được viết ra bởi một trong những họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20. Ông đã thiết lập nên hình thái hội họa trừu tượng màu (hay chính xác hơn: Hội họa Trường Màu/ Color Field Painting) và là một trong những đại diện quan trọng nhất của chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng. Gần đây, tranh của ông thuộc hàng đắt giá nhất trên thế giới.
Bìa sách Việt Nam - câu chuyện của sáng tạo
Riêng năm 2021 đã có 4 triệu bản sách được phát hành với gần 33.000 đầu sách, và doanh thu đạt gần 3000 tỷ đồng. Hằng năm, giới xuất bản đều có tổ chức bình chọn giải thưởng sách dành cho các tác giả, người biên tập cho các tác phẩm hay…nhưng chưa có một triển lãm nào, một cuộc hội thảo nào được tổ chức để ghi nhận và tôn vinh các họa sĩ thiết kế sách, bìa sách. Quyết định tổ chức một triển lãm đầu tiên trên quy mô toàn quốc về hoạt động này của Chi hội Đồ họa 2, Hội Hội Mỹ thuật Việt Nam có thể nói là một cuộc hội ngộ để chia sẻ về công việc sáng tạo thú vị này.
Tác phẩm "Mẹ và con" của Lê Thị Lựu được mua với giá hơn 13 tỷ đồng
Tác phẩm "Mẹ và con" của Lê Thị Lựu được bán giá 573.925 USD tương đương với giá hơn 13 tỷ Việt Nam đồng trong phiên đấu giá online của Sotheby's. Đây là mức giá cao gấp tám lần dự đoán ban đầu, đưa Mère et enfant (Mẹ và con) trở thành tác phẩm đấu giá cao nhất trong phiên Indochine, gồm 49 tranh hiện đại, tạp chí cũ của các họa sĩ, giáo viên Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Trịnh Công Sơn và hành trình tôi tìm lại tôi trong hội họa
"Tôi đã đi tìm tôi trong âm nhạc, thi ca. Chưa thấy đủ khuôn mặt của mình. Và, tôi đã cố gắng rẽ về phía hội họa, tiếp tục lên đường, để tìm lại tôi". (Trịnh Công Sơn)
12
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na