Tạp chí Văn nghệ Hải Dương
Nghiên cứu, Lý luận, Phê bình: "Âm nhạc Việt Nam trên không gian mạng" của PGS.TS NGUYỄN THỊ MỸ LIÊM (Khoa Âm nhạc, Đại học Sài Gòn)
31/08/2022 12:00:00

 

Đặt vấn đề

- Năm 1977, Internet du nhập vào Việt Nam, mở ra một giai đoạn mới đối với ngành truyền thông – giai đoạn hội nhập.

- Cùng với sự phát triển của kỹ thuật số và Internet, tất cả đều được kết nối, định vị có thể tìm kiếm, trao đổi thông tin mọi lúc, mọi nơi và ở một quy mô ngày càng lớn hơn. Internet cho phép bất cứ thiết bị công nghệ nào như điện thoại di động thông minh, máy tính bảng hay laptop có thể tiếp cận với thông tin dữ liệu một cách dễ dàng hơn bao giờ hết và thuật ngữ “Thế giới phẳng” cũng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 2000.

- Người ta đã tạo nên một môi trường để tất cả mọi người đều có thể tham gia vào hoạt động biểu diễn âm nhạc: sáng tạo, trình diễn, giới thiệu, thưởng thức. Đó chính là thế giới âm nhạc trên “không gian mạng”.

- Nhưng, cho đến khi MV “There's no One at All ” của Sơn Tùng M-TP bị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phạt vì vi phạm Nghị Định 144/NĐ-CP (ngày 14/12/2020) về “Hoạt động biểu diễn” thì chúng ta đã chứng tỏ thế giới âm nhạc trên không gian mạng còn đang bị bỏ ngỏ, chưa hề được quan tâm đầy đủ mặc dù đã và đang gây những hiệu ứng khó lường...

Bài nói chuyện muốn đặt vấn đề giới thiệu, cung cấp những thông tin, hiểu biết và gợi ý “ứng phó” đối với “nhạc xấu” đang rất sôi động ở lĩnh vực biểu diễn âm nhạc trên không gian mạng; “Âm nhạc trên không gian mạng” là một góc nhỏ của tình hình âm nhạc hiện nay, cung cấp một thông tin cụ thể đang có nhiều vấn đề cần quan tâm khi chúng ta thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XIII về VHNT.

Nội dung

1. Không gian mạng

1.1. Khái niệm:

- Không gian mạng (cyberspace): là một không gian ảo, nơi các máy tính trao đổi dữ liệu, thông tin. Từ “không gian mạng” cũng dùng để chỉ một mạng lưới toàn cầu, là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội. (khoản 3 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018).

- Mạng xã hội: là một trang web hay nền tảng trực tuyến với rất nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối, trao đổi thông tin mọi lúc, mọi nơi, đặc điểm chung của MXH: là một ứng dụng trên nền tảng internet tất cả nội dung trên MXH đều do người dùng tự tạo ra, tự chia sẻ; mỗi người dùng trên MXH đều phải tạo tài khoản, hồ sơ riêng, MXH kết nối tài khoản người dùng đến các tài khoản cá nhân, tổ chức qua các tài khoản ảo do người dùng tạo ra... Với máy tính, điện thoại, máy tính bảng... người ta có thể truy cập vào mạng xã hội, trao đổi thông tin.

- Một số mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam: Facebook, Youtube, Instagram, ...

1.2. Những con số biết nói về thưởng thức âm nhạc trên không gian mạng

- Với dân số hơn 95 triệu người nhưng hiện nay nước ta đã có đến hơn 136 triệu đăng ký thuê bao di động tính đến giữa năm 2018 (theo Bộ Thông tin và Truyền thông)(1) và con số sẽ không dừng lại.

Đồng thời, Google có báo cáo về hoạt động của người dùng điện thoại Việt Nam (năm 2018).

Người Việt làm gì khi Online qua điện thoại?

 

Thậm chí, Google còn cho thấy cứ 10 người Việt khi online qua di động thì sẽ có tới gần 8 người xem video (chiếm khoảng 77%)(2)

- Đối tượng sử dụng mạng Internet thường xuyên nhất là nhóm lứa tuổi từ 15-40 tuổi. Nhóm đối tượng này chủ yếu là học sinh, sinh viên và người lao động. Họ là những người trẻ, có điều kiện tiếp cận với máy tính và mạng Internet, nhanh nhạy trong việc tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ cũng như những trào lưu mới trên thế giới.

- Trên thế giới đặc biệt ở một số nước châu Á, Liên minh châu Âu và cả Mỹ, hơn 50% tổng số dân và giới trẻ thường xuyên dùng mạng xã hội thì tại Việt Nam, theo báo cáo của We Are Social hơn 60% là con số để chỉ lượng người sử dụng Internet hàng ngày.

- Những dấu mốc hình thành các mạng xã hội: Facebook (2004), YouTube (2005), Instagram (2010) và Zalo (2012). Mạng xã hội trở thành một phần không thể tách rời trong kỷ nguyên công nghệ, và ngày nay, có đến vài chục mạng xã hội mà người ta có thể tiếp cận để nghe - xem âm nhạc: Facebook, Twitter, Linkedln, Youtube, WhatsApp,lnstagram, Spotify, Soundcloud, Tumblr, Pinterest, WeChat và Google. Đặc biệt, mạng xã hội video Tiktok đang có tốc độ phát triển rất nhanh, tính đến hết tháng 3/2019, Tiktok cán mốc 12 triệu người dùng thường xuyên hàng tháng tại Việt Nam và nền tảng này đã có hơn 1.000 nhà sáng tạo nội dung chính thức là nghệ sĩ, người có ảnh hưởng và đơn vị sản xuất nội dung. Và âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phổ biến nhất so với các loại hình nghệ thuật hiện diện trên không gian mạng.

Ở Việt Nam có 6 trang web nghe nhạc đang được ưa chuộng:

Zing mp3: www.mp3.zing.vn

Nhạc của tui: www.nhaccuatui.com

Keeng: www.keeng.vn (Viettel Telecom)

Nhạc DJ: www.nhacdi.vn (nhạc điện tử, Remix, nhạc “sàn”)

Chiasenhac.vn: www.chiasenhac.com (nhạc top hit, album mới, nhạc Hàn, Hoa...)

Nhạc.vn: www.nhac.vn

Các trang web nước ngoài đã có phiên bản tiếng Việt:

Spotify: www.spotify.com

Soundcloud: vvww.soundcloud.com

Youtube: www.youtube.com

Một thống kê vào tháng 1/2019 của We Are Social đưa ra số liệu về số người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam đạt 61 triệu người (chiếm tỷ lệ 62,8% dân số), thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình khoảng 2,5 giờ một ngày, những trang được truy cập nhiều nhất là Facebook và YouTube với tỷ lệ lần lượt là 61% và 59%.

Tất cả những thông tin cho thấy: vấn đề kết nối để tiếp cận âm nhạc bằng các phương tiện truyền thông hiện nay là dễ dàng, phổ biến và không gian mạng trở thành một môi trường rộng lớn để chuyển tải âm nhạc đến từng người, từng nhà.

Vậy, có âm nhạc gì trên không gian mạng?

2. Âm nhạc Việt trên không gian mạng...

Về thể loại âm nhạc do người Việt sáng tạo, thể hiện, giới thiệu trên không gian mạng, hiện nay có:

2.1. Âm nhạc chuyên nghiệp – giao hưởng, thính phòng:

Nhóm thể loại âm nhạc này được phân chia dựa trên hình thức thể hiện và được sử dụng trong nhóm thể loại thể hiện hình thức biểu diễn (độc tấu, hoà tấu, thính phòng, giao hưởng...). Nhiều tác phẩm âm nhạc Việt Nam đã được sáng tác và giới thiệu trên không gian mạng.

VD: trích giới thiệu các tác phẩm giao hưởng, thính phòng, nhạc kịch Ballet... do người Việt Nam sáng tạo và giới thiệu trên không gian mạng.

2.2. Âm nhạc dân tộc, cổ truyền: Dân ca, âm nhạc truyền thống của người Việt, các dân tộc thiểu số...

Là những tác phẩm nhạc hát, nhạc đàn của tất cả các dân tộc, là sản phẩm do nhiều người khuyết danh sáng tạo (hoặc có danh nhưng được nhân dân chấp nhận và sử dụng như một sáng tạo của quần chúng), với những đặc điểm chung là được phổ biến bằng truyền khẩu, có nhiều dị bản, gần gũi với âm điệu tiếng nói, phong tục tập quán... địa phương. Nhóm các thể loại này thường được phân chia gồm: hát ru (bài hát dỗ trẻ ngủ), đồng dao (bài hát dành cho trẻ em), bài hát lao động, bài hát giao duyên... Đã được giới thiệu trên không gian mạng ở hình thức nguyên gốc hoặc dưới hình thức trình diễn (quan họ, ví dặm, hát văn, đờn ca tài tử... hoặc âm nhạc cồng chiêng, then, bọ mẹng...).

VD: trích giới thiệu một số bài quan họ, ví dặm, hát văn, đờn ca tài tử...

2.3. Âm nhạc giáo dục, dành cho đối tượng thiếu nhi...

Các chương trình biểu diễn âm nhạc dành cho thiếu nhi, do thiếu nhi biểu diễn.

VD: trích giới thiệu một số bài/ chương trình nhạc thiếu nhi.

Các chương trình nhạc trong các phim, chương trình giáo dục...

VD: trích giới thiệu bài Baby.

Shark /https://www youtube.com/watch? v=mhrGj4ZAuyY) hay “Gangnam Style”.

Các gameshow dành cho thiếu nhi (sân chơi trên truyền hình).

VD: trích giới thiệu gameshow “Giọng hát Việt nhí”, “Đồ rê mí”…

2.4. Âm nhạc đại chúng – ca khúc

Đây là thể loại chiếm đa số dữ liệu trên không gian mạng, có số người theo dõi lớn nhất so với các thể loại âm nhạc khác. Âm nhạc đại chúng, nhạc giải trí chủ yếu là các ca khúc với nội dung khác nhau:

- Những bài hát góp phần giáo dục nhận thức, thẩm mỹ, phát huy truyền thống dân tộc, cổ vũ tinh thần yêu nước, có nội dung yêu nước cách mạng; yêu quê hương,…

VD: giới thiệu một số bài “nhạc đỏ”.

- Ca khúc có nội dung tình yêu nam nữ, gia đình, tính chất trữ tình, mềm mại...

VD: giới thiệu một số bài “nhạc xanh” và cả “nhạc vàng” như bolero, các bản tình khúc...

- Ca khúc giải trí, nhạc trẻ... (giới thiệu chung và ví dụ về nhạc pop phổ biến: Ballade, soul, rock, rap...).

VD: giới thiệu bài “Bên em là biển rộng” - Bảo Chấn, biểu diễn: Thanh Lam.

Tuy nhiên, đối với thể loại âm nhạc đại chúng - nhạc giải trí, chúng ta đang chìm trong một “chợ” âm nhạc mà không phải sản phẩm nào cũng có thể chấp nhận được theo chuẩn đạo đức xã hội... Dạo qua “chợ” âm nhạc trên không gian mạng, nếu khảo sát theo “thể loại” âm nhạc (theo phong cách và tính chất, ngôn ngữ âm nhạc), có:

- Nhạc jazz, rap, hip hop, rock, R&B...

VD: giới thiệu bài Rap - nhóm Rap

Giới thiệu bài “Đường đến ngày vinh quang” – Trần Lập, ban nhạc Bức Tường .

Nhạc EDM: Disco, synthpop, techno, house music, trance music, drum an-bass...

- Nhạc remix, nhạc DJ.

VD: Giới thiệu bài “Để Mị nói cho mà nghe” – Hoàng Thùy Linh.

Một số sản phẩm âm nhạc khác được đưa lên không gian mạng: nhạc sàn, nhạc chế, nhạc sến, nhạc bẩn...

VD: Giới thiệu bài nhạc chế của Hậu Hoàng. VD: Giới thiệu bài 1 đoạn của Lệ Rơi...

Các thể loại âm nhạc này tạo nên “xu hướng” (triend) thẩm mỹ, “model” thời thượng về quần áo, giày dép, cách đi đứng, ứng xử và cả lối sống. Chưa kể nội dung thì chất lượng nghệ thuật cũng có vấn đề…

Các sản phẩm âm nhạc chưa tốt trên “chợ” không gian mạng đang chiếm số lượng lớn, có số người truy cập lớn, thậm chí còn nhanh chóng lan tỏa và được người nước ngoài truy cập, tiếp cận, tìm hiểu và thưởng thức (xem số comment cho các file nhạc của Sơn Tùng M-TP), nhiều sản phẩm không chỉ có nội dung phản cảm, suy đồi mà còn kém chất lượng về nghệ thuật nhưng vẫn có hàng trăm lượt truy cập.

Nhưng, chúng ta hành động như thế nào trước những tác động của âm nhạc chưa tốt trên không gian mạng?

3. Những tác động của âm nhạc trên không gian mạng và hành động của chúng ta:

3.1. Mạng xã hội được lợi gì từ âm nhạc trên không gian mạng:

Nghiên cứu của Nielsen năm 2016 về người tiêu dùng kết nối chỉ ra rằng cách tốt nhất với các nhà quảng cáo hiện nay là sử dụng video đăng tải trên mạng(3). Theo đó, bên cạnh những mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber hay vào các công cụ tìm kiếm toàn cầu như Google, người tiêu dùng hiện nay đều xem các video ca nhạc như là một hoạt động phổ biến đối với người sử dụng điện thoại ở nước ta.

Các nhà mạng đều tận dụng âm nhạc trên không gian mạng để phát triển: hầu hết đều miễn phí cho người thưởng thức, tổ chức giải thưởng đối với người sáng tạo giới thiệu trên trang mạng: Nút vàng Play Youtube (youtube Creator Rewards) người sáng tạo nội dung trên Youtube và (Youtube Awards) chất lượng video tốt nhất...

3.2. Những lợi ích của không gian mạng đối với âm nhạc

Ngày nay, bất kỳ ai chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, một máy tính bảng hay máy tính cá nhân có kết nối internet đều có thể tham gia vào MXH. Với nội dung phong phú và cách thức sử dụng dễ dàng, mạng xã hội mang lại rất nhiều tiện ích, nổi bật:

- Góp phần tích cực vào sự phát triển nhận thức, tư duy và kỹ năng sống của con người. MXH đang ngày càng trở thành nơi cung cấp tin tức, kiến thức về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và âm nhạc nói riêng. Chỉ với một vài thao tác đơn giản, người dùng sẽ luôn nhận được những giai điệu âm nhạc cho nghiên cứu, giáo dục, giải trí... mà không cần đến thư viện hay đến rạp hát.

- Góp phần tích cực vào sự phát triển của văn hóa âm nhạc đối với cộng đồng: giới thiệu nhanh nhất, phổ biến rộng và mọi lúc, mọi nơi đều có thể tiếp cận sử dụng, thưởng thức những sáng tạo nghệ thuật âm nhạc. MXH là một bộ phận của văn hóa cộng đồng và có ảnh hưởng ngày càng lớn đến văn hóa cộng đồng.

- Góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa của Việt Nam. Các MXH, nhất là MXH xuyên quốc gia như Facebook, Youtube... đã tạo ra những cơ hội, khả năng tiếp xúc, giao lưu văn hóa, thúc đẩy xích lại gần nhau, hiểu biết lẫn nhau giữa dân tộc ta với các dân tộc khác trên thế giới. Thông qua MXH thế giới biết đến Việt Nam, âm nhạc Việt Nam, các giá trị văn hóa âm nhạc phong phú, đầy bản sắc.

- Thời kỳ giãn cách xã hội của 2 năm qua: không gian mạng trở thành nơi truyền tải thông tin tốt nhất cho chúng ta chống dịch: ổn định tinh thần của mọi người, góp phần cho công tác quản lý nhà nước, cổ vũ tinh thần chống dịch (Ghen covid của Khắc Hưng)...

Trong một hội thảo về không gian mạng, người ta đã tổng kết: âm nhạc trên MXH mang tính dân chủ hơn, khuyến khích sáng tạo, nhanh chóng (nhanh) lan tỏa (rộng và mạnh) và không bị giới hạn về không gian, thời gian.

3.3. Những thách thức từ không gian mạng đối với nhạc Việt

Tác động tiêu cực đối với sự phát triển văn hóa nói chung và đời sống âm nhạc nói riêng:

Không gian mạng là hình thái những “môi trường ảo”, thúc đẩy thay đổi một cách căn bản quá trình tiếp nhận, tương tác, chia sẻ thông tin của toàn xã hội, tác động đến quá trình học tập, hình thành thói quen, tư duy, cảm xúc, đạo đức, lối sống, quan điểm, tư tưởng của từng cá nhân mà đặc biệt là giới trẻ. Từ đó, với những sản phẩm âm nhạc chưa tốt, những sản phẩm âm nhạc dễ dãi, tầm thường, thậm chí là dung tục, phản cảm lại dễ hấp dẫn công chúng (?) tạo nên một loại công chúng có thị hiếu thẩm mỹ xô bồ... làm thoái hóa nghệ thuật âm nhạc, đánh mất những cơ hội sáng tạo và tiến bộ và làm giới hạn truyền bá những tác phẩm tốt.

Tình trạng nhiễu loạn thông tin, thật giả lẫn lộn: đạo nhạc, nhạc nhái, nhạc chế (VD các link của Lệ Rơi, Hậu Hoàng, Thanh An...) trên MXH đang ở mức báo động, ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng; tạo nên những ngộ nhận, suy thoái đạo đức của một bộ phận nghệ sĩ...

Xuất hiện các trào lưu tuyên truyền, cổ vũ lối sống, các giá trị phương Tây như tôn thờ tự do cá nhân, lối sống thực dụng, văn hóa đồi trụy, bạo lực… đi ngược lại truyền thống văn hóa dân tộc, nguy cơ xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc.

3.4. Hành động của chúng ta...

- Dựa trên Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII về văn hóa nghệ thuật…

“Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả của các loại hình văn hóa, văn nghệ”.

“Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tham mưu trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, nhất là cán bộ chủ chốt thực sự am hiểu về văn hóa, có phẩm chất, bản lĩnh, năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ”.

“Chủ động nâng cao sức đề kháng của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên đối với các văn hóa phẩm ngoại lai độc hại”, “Nâng cao vai trò của văn hóa, nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách của con người Việt Nam, nhất là trong thế hệ trẻ”.

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng đã xác định rõ: “Không gian mạng trở thành môi trường tác chiến thứ năm làm thay đổi phương thức tiến hành chiến tranh, xuất hiện các hình thái chiến tranh mới, tác động sâu sắc tới quốc phòng, an ninh, hoà bình của mọi quốc gia, khu vực và thế giới”.

- Công tác giáo dục: thực hiện công tác giáo dục tư tưởng, chính trị cho người sáng tác, nghệ sĩ, người nghe...

- Công tác quản lý: tận dụng các hệ thống của nhà nước pháp quyền và hệ thống chính trị - toàn xã hội để quản lý, cụ thể là dựa trên:

Hệ thống Thông tư, Nghị định, Luật, quy định...

Hệ thống quản lý nhà nước, các cơ quan chức năng…

Hệ thống chính trị: tổ chức đoàn thể...

Các tổ chức Hội chuyên ngành…

Cộng đồng dân cư...

KẾT LUẬN

Những tác động của âm nhạc trên MXH có thể tạo ra các giá trị về giáo dục đạo đức xã hội, nâng cao đời sống tinh thần của người dân và thúc đẩy con người biết yêu thương, hăng hái lao động, sáng tạo. Nhưng, đồng thời những sản phẩm âm nhạc chưa tốt sẽ tác động, làm lệch lạc nhận thức, thẩm mỹ hay tạo nên khuynh hướng lệch chuẩn trong văn hóa ứng xử. Cần nhận thức, hiểu biết, nắm vững và có những hoạt động quản lý nhà nước đối với âm nhạc trên không gian mạng.r

_______________________________

(1): Bộ thông tin và Truyền thông, Báo cáo về tình hình phát triển thuê bao điện thoại di động.

(2): Google, 2018, Vietnamese online insight.

(3): Nielsen, 2016, Báo cáo về chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam: https://www.nielsen.com/vn/vi/insights/2016/vietnam-cci-ql-2016.html.

 
Các tin mới hơn
Nghiên cứu, Lý luận, Phê bình và Văn nghệ dân gian: "Sự tích Thành hoàng làng Đồng Niên, phường Việt Hòa, phành Phố Hải Dương"(11/10/2024)
Nghiên cứu, Lý luận, Phê bình và Văn nghệ dân gian: "Âm nhạc thiếu nhi và sự đóng góp của các nhạc sĩ Hải Dương" (11/10/2024)
Nghiên cứu, Lý luận, Phê bình và Văn nghệ dân gian: "Lớp học trong ngôi chùa cổ - một truyện ngắn đậm chất thơ của Nguyễn Hải Yến"(08/10/2024)
Mùa thu và phone(08/10/2024)
Tự khúc(07/10/2024)
Các tin cũ hơn
Truyện ngắn: "Kẻ lập dị" của tác giả Trần Thúy Lành(30/08/2022)
Tản văn "Xôn xao hương rừng" của tác giả Đào An Duyên (30/08/2022)
Âm nhạc: Hải Dương - mảnh đất tình đời(29/08/2022)
Truyện ngắn: "Châng lâng" của tác giả Út Ninh Ninh(29/08/2022)
Trăng nghiêng(29/08/2022)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na