Văn học
Văn học công nhân, thực tế và khả năng phát triển
19/07/2022 12:00:00

Nói đến Văn học công nhân (VHCN), ta nghĩ đến Võ Huy Tâm với tác phẩm Vùng Mỏ. Năm 1949, cuốn tiểu thuyết Vùng Mỏ ra đời và được giải Nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1952. Năm 1949 đến 2022, đã 73 năm ra đời văn học viết về đề tài công nhân, người lao động. Trước cách mạng Tháng Tám đã xuất hiện hình ảnh công nhân lao động trong các tác phẩm của Nguyên Hồng, Lan Khai, Tam Lang, Vũ Trọng Phụng,…

 

Sau khi Hội Nhà văn Việt Nam được thành lập (1957) với chủ trương đưa các nhà văn thâm nhập thực tế, văn học đề tài công nhân có một bước phát triển cả về lượng và chất. Các tác phẩm viết về công nhân và công nghiệp ra đời: Xi măng của Huy Phương, Suối Gang của Xuân Cang, Chuyện nhà, chuyện xưởng của Nguyễn Thành Long, Anh công dân mới của Lê Minh…

 

Nhà thơ Chế Lan Viên trong Ánh sáng phù sa có rất nhiều bài thơ viết về lao động, Xuân Diệu với Riêng Chung có hình ảnh người lao động. Đặc biệt, nhà thơ Huy Cận, sau đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh đã có Đất nở hoa, Trời mỗi ngày lại sáng. Cộng hưởng giữa văn học đề tài công nhân và văn học chống Mỹ cứu nước đã làm nở rộ rất nhiều cây bút xuất sắc trên cả hai thể loại văn xuôi và thơ. Đó là diện mạo mới của một giai đoạn văn học đầy hứng khởi: Những Ma Văn Kháng, Trần Thanh Giao, Nguyễn Gia Nùng, Nguyễn Quang Thân, Nguyên Bình, Nguyễn Dậu, Thái Giang, Trần Kim Thành, là Lý Biên Cương, Tô Ngọc Hiến, Trần Nhuận Minh, Nam Ninh, Sỹ Hồng, Yên Đức, Võ Khắc Nghiêm… ở Quảng Ninh; Vũ Hữu Ái, Thanh Tùng, Đào Cảng, Trần Tự, Thi Hoàng, Nguyễn Tùng Linh… ở Hải Phòng; Nguyễn Mạnh Tuấn, Nhật Tuấn, Lưu Nghiệp Quỳnh, Trần Dũng, Tùng Điển, Bùi Việt Sỹ, Từ Ngàn Phố, Phạm Ngọc Chiểu, Quang Khải, Vũ Từ Trang, Đỗ Bảo Châu, Trần Hoàng Bách… ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Sau 1975, nhiều tác phẩm xuất sắc viết về cuộc sống và người lao động: Những vẻ đẹp khác nhau của Xuân Cang; Mưa mùa hạ, Đám cưới không có giấy giá thú, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng; Bận rộn, Đi về nơi hoang dã của Nhật Tuấn; Đứng trước biển, Cù lao Tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn; Sao Băng của Nguyễn Gia Nùng; Thung lũng Cô Tan của Lê Phương… và rất nhiều tác phẩm của Lý Biên Cương, Tô Ngọc Hiến, Nguyễn Quang Thân, Trần Chinh Vũ, Nam Ninh, Phạm Ngọc Chiểu…

Những tác giả thơ để lại dấu ấn sâu sắc: Trần Nhuận Minh, Thi Hoàng, Đào Cảng, Thanh Tùng, Anh Chi, Quang Khải, Nguyễn Thái Sơn, Chử Văn Long, Tạ Vũ, Hoàng Việt Hằng… Đặc biệt ở giai đoạn sau 1975 này có các cây bút mới: Ngô Xuân Hội, Trần Ngọc Tảo, Trần Tâm… ở vùng mỏ Quảng Ninh; Nguyễn Thị Minh Dậu, Tô Ngọc Thạch, Bão Vũ, Nguyễn Phước Sang… ở Hải Phòng, Triệu Xuân, Hoàng Đình Quang, Nguyễn Đông Thức, Cao Xuân Sơn… ở thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Đức Thọ, Khôi Vũ ở Đồng Nai; Nguyễn Văn Thọ, Văn Vĩnh, Nguyễn Hữu Hà… ở Hà Nội, Nguyễn Quang Vinh ở Quảng Bình, Chu Hồng Hải ở Long An. Một số nhà văn, nhà thơ viết về các đề tài khác như giao thông vận tải, điện, mỏ - luyện kim... cũng là mảng đề tài về người lao động như Nam Hà với ký sự về người lao động ở đường dây tải điện Bắc Nam 500 kv, Hoàng Minh Tường với Gặp lại giòng sông và Những người ở khác cung đường là những tác phẩm thành công viết về ngành giao thông vận tải, đã được giải A về văn học công nhân… Sau 2006, khi chi hội Nhà văn Công nhân được thành lập, nhiều tác phẩm đã được trao giải. Đây là một cố gắng lớn của Hội Nhà văn Việt Nam và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Nhiệm kỳ 2006-2011 của Chi Hội Nhà văn Công nhân, Giải thưởng VHCN đã tôn vinh các cây bút sau này rất thành công. Đáng kể là tập truyện ngắn Dòng chảy của Nam Ninh, tiểu thuyết Vụng dại tình đầu của Bùi Việt Sỹ, các tập thơ Ngược dốc của Vũ Từ Trang, Thơ Quang Khải của Quang Khải, Tên rơi trước mặt của Nguyễn Thái Sơn, tiểu thuyết Khoảng trống cuộc đời của Nam Ninh, Biển mùa đông thơ của Nguyễn Tùng Linh…

Sau 2014, thực hiện Chương trình phối hợp giữa Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam (2009-2019), nhiều cây bút mới đã khẳng định thành công bằng giải thưởng Văn học công nhân 5 năm (2009-2014). Với 32 tác giả đã đạt giải, đã khẳng định VHCN vẫn tồn tại và phát triển. Những giải cao về thơ: Giải nhất thơ: Rừng cổ tích của Đặng Bá Tiến, Xoá và không xoá của Hoàng Việt Hằng, Giải nhì thơ: Đi tìm vàng của Lê Tuấn Lộc, Mùa sương muối biển của Ngô Thế Trường, Mặt trời đêm của Trịnh Công Lộc, v.v...

Những giải cao về văn xuôi: Hai giải nhất: Tiểu thuyết bốn tập Đất bỏng của Trần Tâm, Giòng sông chối từ của Bùi Việt Sĩ. Giải nhì: Đường vòng của Nam Ninh, 720 độ góc luân hồi của Nguyễn Quốc Hùng, Bạch Kim của Trần Hiệp, Chiều sâu ngược sáng của Võ Khắc Nghiêm, v.v... Cần phải làm rõ một điều là Văn học công nhân không phải việc riêng của Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam, mà còn là của các Bộ khác có công nhân và người lao động. Thân phận của người lao động chính là thân phận của công nhân Việt Nam, tại sao không phải là việc của Bộ Giao thông Vận tải, của Bộ y tế, và của bộ Giáo dục và Đào tạo?... Các bộ đó vẫn có những nhà máy và công nhân lao động. Các bộ phải cùng vào cuộc. Các chương trình phối hợp và hợp tác của Hội Nhà văn Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phải có các bộ cùng vào cuộc. Năm 2012, trong một cuộc tọa đàm văn học, có ý kiến phát biểu: Gần đây, văn học công nhân và người lao động hầu như không phát triển. Có đúng không? Nhìn từ các cuộc vận động viết và trao giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2014, với Bộ Giao thông vận tải năm 2015, với Bộ Nông nghiệp và Phát tiển Nông thôn năm 2016, với Bộ Lao động và Thương binh Xã hội 2017, của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam năm 2016 và nhất là cuộc vận động viết của Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải đến năm 2020 kết thúc, ta thấy rõ ràng là thực tế, Văn học công nhân và người lao động vẫn đang phát triển. Nhưng, các cuộc vận động viết và trao giải của các bộ nêu trên là thuộc tiêu chí riêng của họ và nhân dịp chẵn năm thành lập ngành đó, chứ không phải thuộc Chương trình phối hợp (2009-2019) của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam.

Tuy nhiên, thực chất, nhiều tác phẩm được giải đã viết về công nhân và người lao động. Bộ nào mà không có công nhân và người lao động trong các nhà máy của bộ chuyên ngành? Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam và Hội Nhà Văn Việt Nam đã có chương trình phối hợp số 937/ TLĐLĐVN-HNVVN, Ký ngày 15/6/2009 và đến năm 2020 kết thúc. Theo tôi đề nghị, những việc cần làm ngay là: - Cần tổ chức một Hội thảo chung để đánh giá những việc làm 10 năm qua (2009-2019) và mở cuộc vận động viết và trao giải đến sau năm 2022. Để cho hệ thống của dòng chảy VHCN, xét trao thưởng cả những tác phẩm của các Bộ khác nếu viết về VHCN và người lao động và phong trào công đoàn mặc dù các bộ đó đã trao giải. - Vận động viết và trao giải thưởng xứng đáng cho những tác phẩm viết về Công nhân, người lao động và công đoàn 2019-2022 (Tháng 11 năm 2021, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam đã phối hợp tổ chức phát động cuộc thi tiểu thuyết viết về Công nhân và người lao động, mà giải thưởng được biết sẽ lớn nhất từ trước đến nay, là một bước khởi động lớn cho Văn học Công nhân). - Thành lập lại Hội đồng Văn học và Nghệ thuật của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam để theo dõi và trao giải VHCN hàng năm chứ không là năm năm một lần như trước đây, không khuyến khích kịp thời. - Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam Thành lập quĩ tài trợ với giá trị xứng đáng cho những công trình văn học lớn về VHCN đề chuẩn bị bản thảo cho những tác phẩm điện ảnh có chất lượng cao làm các phim dài tập về VHCN và người lao động, đáp ứng sự phát triển rất nhanh của thời đại công nghiệp 4.0 có nhiều đột biến hiện nay. - Cần có chương trình phối hợp tiếp và có tầm dài hơi hơn từ năm 2022 đến năm 2030 giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Nhà Văn Việt Nam sau Chương trình phối hợp 2009-2020.

 Nguồn: http://baovannghe.com.vn/
 
 
Các tin mới hơn
Tương lai nào cho trinh thám Việt Nam?(23/09/2022)
Delia Owens đã viết ‘Xa ngoài kia nơi loài tôm hát’ trong 10 năm(31/08/2022)
Cơn gió lạ từ tiểu thuyết gia 12 tuổi Cao Việt Quỳnh(31/08/2022)
Những bí ẩn vẫn chưa có lời giải của văn học Anh(31/08/2022)
Ngày càng vắng những tác phẩm viết về công nhân mỏ(31/08/2022)
Các tin cũ hơn
Sẵn sàng lan tỏa văn học Việt Nam đến Hàn Quốc(12/07/2022)
Hình tượng người lính hải quân trong một số trường ca đầu thế kỉ XXI(12/07/2022)
Ba nhà văn Việt Nam nhận Giải thưởng Nghệ thuật Danube 2022(11/07/2022)
Ẩm thực và văn học(08/07/2022)
Cuốn tự truyện của Andersen và những điều chưa biết về đại văn hào của thế giới(07/07/2022)
na
na
na
na
Chuyên mục nổi bật
na
na
na
na