Tạp chí Văn nghệ Hải Dương
Khát vọng cống hiến cho văn học, nghệ thuật của văn nghệ sỹ trẻ
04/04/2024 12:00:00

Tác giả: Trần Phương Hạnh (Ủy viên Ban Sân khấu, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh)


Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại từng nói: “Văn hóa nghệ thật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy”. Câu nói ngắn gọn, súc tích của Người đã khẳng định rõ vai trò của văn học, nghệ thuật đối với xã hội và lịch sử, nó như một “vũ khí tư tưởng” sắc bén. Bởi, văn học nghệ thuật chân chính, bên cạnh việc thực hiện các chức năng thông tin, giải trí, thời sự, dự báo... nó còn thực hiện các chức năng khác thiêng liêng, cao cả hơn như: Tính giáo dục, tính thẩm mỹ, tính nhân văn...

Thực tế, lịch sử văn học nghệ thuật nhân loại và lịch sử văn học nghệ thuật Việt Nam đã minh chứng, những tác phẩm văn học nghệ thuật sống được với thời gian luôn là những tác phẩm đi sâu phản ánh tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của con người ở những ngõ ngách sâu thẳm nhất của tâm hồn, đi sâu vào “tiềm thức”, “chạm” được đến trái tim con người, khiến con người xúc động và có tác động tốt đẹp “ngược trở lại” với cuộc sống.

Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến lĩnh vực văn học nghệ thuật. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã xác định văn học nghệ thuật là một trong 10 nhiệm vụ trọng tâm. Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” cũng đã khẳng định vai trò, nhiệm vụ của văn học nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm con người; trong việc đấu tranh, phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người. Đó cũng chính là sứ mệnh của văn nghệ sĩ với tư cách là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng - văn hóa.

Và theo tinh thần của Nghị quyết 23-NQ/TW, nhà văn phải thể hiện rõ ý thức về trách nhiệm của người cầm bút - con người của đam mê, sáng tạo và tài năng trước cuộc sống. Nếu “Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội”, thì “Nhà văn chính là thư ký của thời đại” (theo Balzac). Hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú, sinh động. Có niềm vui và nỗi buồn, có hạnh phúc và khổ đau, có cao cả và thấp hèn, có người tốt và kẻ xấu… Vậy thì nhà văn - thư ký của thời đại cần có thái độ ứng xử như thế nào đối với hiện thực ấy qua lao động sáng tạo của mình? Sự nghiệp và sứ mệnh của văn nghệ sỹ thật cao quý và đẹp đẽ. Do vậy, trách nhiệm của văn nghệ sỹ cũng thật nặng nề! Cuộc sống luôn chờ đợi những tác phẩm có giá trị. Nhất là hiện nay, khi đời sống của con người phải đối mặt với quá nhiều thách thức, quá nhiều những bất trắc, âu lo, thì công chúng khán giả càng mong chờ những tác phẩm đi sâu vào thân phận con người - những tác phẩm mà số phận nhân vật có thể chạm đến nơi sâu nhất của trái tim mỗi người.

Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hải Dương là nơi tập hợp, quản lý, tổ chức hoạt động văn học nghệ thuật của tỉnh. Hội luôn giữ vững tôn chỉ, mục đích, nâng cao tính tư tưởng, tính thẩm mỹ cho công chúng thưởng thức thông qua tác phẩm ngôn ngữ, hình tượng văn học nghệ thuật. Trong nhiệm kỳ qua, Hội đã phát hiện, bổ sung đội ngũ tác giả trẻ; phối hợp với các hội chuyên ngành, các địa phương tăng cường các trại sáng tác để bồi dưỡng, nâng cao năng lực sáng tác cho các tác giả, đặc biệt là các tác giả trẻ và tác giả ở độ tuổi trung niên đang độ “chín” về nghề. Bộ máy cơ quan Thường trực Hội, nhất là bộ phận Ban Biên tập các ấn phẩm của Hội được Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh chú trọng kiện toàn. Vì vậy chất lượng tác phẩm trên các ấn phẩm của Hội ngày một nâng cao, kịp thời phục vụ nhiệm vụ chính trị của đất nước và của tỉnh; đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đông đảo khán giả và độc giả, theo kịp xu thế của thời đại, đưa văn học nghệ thuật đến với đông đảo công chúng trên địa bàn tỉnh, trong nước và quốc tế.

Các văn nghệ sỹ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tích cực phát huy khả năng của mình, gây được tiếng vang, ấn tượng mạnh mẽ trong lòng công chúng, khán giả và nhân dân. Ban Sân khấu với đặc trưng là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, Ban có 50 hội viên, hoạt động ở nhiều thể loại, với nhiều chức danh chuyên môn khác nhau như: tác giả, đạo diễn, diễn viên, nhạc sỹ sáng tác âm nhạc sân khấu và một số anh chị em phóng viên, quay phim, ghi hình thuộc lĩnh vực phát thanh - truyền hình. Có những nghệ sỹ, dù tuổi đời, tuổi nghề còn khá trẻ nhưng đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT, Huy chương Vàng, Huy chương Bạc, Giải thưởng văn học nghệ thuật Côn Sơn... và nhiều giải thưởng khác tại các kỳ liên hoan, hội thi, hội diễn; các cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu của trung ương và địa phương. Đặc biệt, đối với công tác phát triển phong trào văn hóa văn nghệ trên địa bàn tỉnh, các hội viên của ban Sân khấu đã phát huy tối đa năng lực, sở trường và cá tính sáng tạo của mình, tạo nên một tập thể phong phú, đa dạng; đóng vai trò kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau: khi là tác giả, đạo diễn, khi là các nghệ sỹ biểu diễn nghệ thuật sân khấu (kịch, chèo), khi là nhạc sỹ, ca sỹ, diễn viên múa, khi lại là thành viên Ban giám khảo các cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng, hoặc những người “thầy giáo - cô giáo” giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho các học trò là các hạt nhân của phong trào văn hóa, văn nghệ trên địa bàn tỉnh... Ở vị trí nào, công việc nào thì các hội viên ban Sân khấu - Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh cũng luôn cống hiến, sáng tạo hết mình như “Những con ong chăm chỉ đi tìm mật dâng đời”…

Nhìn lại nhiệm kỳ vừa qua, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hải Dương đã có sự lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Chúng tôi - thế hệ văn nghệ sỹ trẻ hôm nay vô cùng tự hào và biết ơn các thế hệ văn nghệ sỹ “lão thành” của Hội - những người “chiến sỹ” trên mặt trận văn hóa - tư tưởng đã không ngại khó khăn, gian khổ, ngày đêm miệt mài sáng tạo và cống hiến, tạo ra nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị, góp phần xây dựng Hội văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương ngày càng vững mạnh. Rất nhiều tác phẩm của các văn nghệ sỹ Hải Dương đã được giải thưởng cao, không chỉ sánh tầm Trung ương mà còn vươn ra thế giới...

Cũng trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã gặp không ít khó khăn như: thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, điều kiện vật chất; khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra… Tuy nhiên, lãnh đạo Hội cùng lãnh đạo các ban chuyên môn và toàn thể anh chị em văn nghệ sỹ đã luôn kề vai, sát cánh, đồng tâm, hiệp lực, đoàn kết, gắn bó, bình tĩnh tìm hướng khắc phục và vượt qua mọi khó khăn, phấn đấu và cống hiến hết mình cho sự nghiệp văn học nghệ thuật của tỉnh nói riêng và sự nghiệp văn học nghệ thuật toàn quốc nói chung.

Tôi tin rằng, trong nhiệm kỳ tới, với sự quan tâm hơn nữa của lãnh đạo các cấp, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hải Dương sẽ ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Các thế hệ văn nghệ sỹ Hải Dương sẽ cho ra đời nhiều tác phẩm đặc sắc và ấn tượng hơn nữa, góp phần làm giàu, đẹp hơn đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân Hải Dương nói riêng và cả nước nói chung.
 
 
 
 
 
Các tin mới hơn
Nghiên cứu, Lý luận, Phê bình và Văn nghệ dân gian: "Sự tích Thành hoàng làng Đồng Niên, phường Việt Hòa, phành Phố Hải Dương"(11/10/2024)
Nghiên cứu, Lý luận, Phê bình và Văn nghệ dân gian: "Âm nhạc thiếu nhi và sự đóng góp của các nhạc sĩ Hải Dương" (11/10/2024)
Nghiên cứu, Lý luận, Phê bình và Văn nghệ dân gian: "Lớp học trong ngôi chùa cổ - một truyện ngắn đậm chất thơ của Nguyễn Hải Yến"(08/10/2024)
Mùa thu và phone(08/10/2024)
Tự khúc(07/10/2024)
Các tin cũ hơn
Cảm xúc Đền Hùng (01/04/2024)
Tản mạn trước xuân(01/04/2024)
Ra Giêng(29/03/2024)
Hào khí nước Nam(29/03/2024)
Nhận huy hiệu 60 năm tuổi Đảng(29/03/2024)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na