Lý luận phê bình
Ngôn ngữ phê bình của Chu Văn Sơn – qua “Đa mang một cõi lòng không yên định”
Nhà phê bình Văn Giá từng khẳng định “Nhà nghiên cứu phê bình văn học Chu Văn Sơn là người nổi tiếng giàu chữ và kĩ chữ”. Thật vậy, đọc phê bình của thầy Chu, người đọc như được sống trong một “biển chữ cuộn sóng”, trong đó mỗi con chữ luôn động đậy, xô đuổi, sôi trào, gầm gào, vượt thoát khỏi những ràng buộc định sẵn để “tự tình cùng cái đẹp”. Chữ gọi hồn vía của tâm tư, gợi hồn vía của đối tượng. Những con chữ của Chu Văn Sơn đã góp phần làm nên một giọng phê bình độc đáo, sắc sảo và vô cùng uyên bác, tinh tế.
Truyện ngắn của Hồ Anh Thái vào giáo trình đại học Hà Lan
Truyện ngắn “Đàn chó hoang ăn chay” của nhà văn Hồ Anh Thái được sử dụng ở Đại học Amsterdam, Hà Lan như một trường hợp ứng dụng phương pháp dạy đọc văn chương quốc tế.
Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong chuyển động của Văn học Việt Nam đương đại
“Tại diễn đàn này, chúng ta chứng kiến sự cọ sát của các cách đọc, bởi ta không tôn vinh cá nhân Nguyễn Bình Phương, mà bàn về vấn đề của toàn bộ nền văn học, và quan điểm của Viện Văn học là chỉ nói về những tác phẩm có vấn đề, nghĩa là tác phẩm ấy phải thúc đẩy sự phát triển của dòng chảy văn học nước nhà”- Đó là ý kiến chủ trì của PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp - Viện trưởng Viện Văn học, nơi diễn ra buổi tọa đàm khoa học “Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong chuyển động của văn học Việt Nam đương đại” do Viện Văn học và Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức trong buổi sáng ngày 18/7/2022.
Nhà văn Thạch Lam những câu chuyện vang bóng thời gian
Cội rễ làm nên sức sống bất diệt của tác phẩm văn chương là tài năng, ân tình người cầm bút. Văn chương khơi nguồn từ trái tim sẽ đi đến những trái tim để rồi người ta nhớ mãi không quên.
Người thơ, nhà thơ Lưu Quang Vũ
Xuất hiện vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thơ Lưu Quang Vũ đã tạo ngay được ấn tượng mạnh trong bạn đọc. Việc nhà phê bình Hoài Thanh, người thẩm thơ và bình thơ có lẽ là xuất sắc nhất trong nền văn học Việt Nam hiện đại, giới thiệu Lưu Quang Vũ với những lời biểu dương nhiệt liệt là một bằng cớ rất đáng tin cậy. Bây giờ đọc lại ta vẫn thấy những phân tích của ông thật chính xác và tinh tế.
Nhà thơ, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát: “Quê anh muối mặn giờ là quê em”
Rất nhiều người trong giới văn nghệ khi nhắc về nhà thơ, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát đều tỏ sự ngưỡng mộ, thậm chí ghen tỵ. Ngày trẻ, bà xinh đẹp, tài năng, có chức vụ cao. Còn giờ đây thì bà lại khiến ai đó phải trầm trồ bởi tình yêu đẹp và hạnh phúc giản đơn bên người chồng TSKH Phan Hồng Giang. Với bà, việc gặp được người chồng hiện tại là một sự may mắn mà ông trời đã ban tặng cho mình sau những sóng gió cuộc đời. Và để “khắc cốt ghi tâm” điều đó, bà đã dồn hết tâm huyết để làm bộ phim tài liệu “550 năm Nghi Lộc – Đất và người” rất có ý nghĩa.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Chỉ có thơ làm lẽ phải thầm lặng
Nửa thế kỷ đọc thơ. Nhiều câu nhớ thuộc lòng. Vậy mà tôi chưa một lần gặp mặt ông ấy. Có chút băn khoăn về chi tiết hết sức nhỏ nhưng cứ day dứt mãi không thôi vì trong đó có liên quan đến một người là thần tượng của tôi.
Biểu tượng đất trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn Việt Nam đương đại nổi tiếng với nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn, thơ. Sinh thái tự nhiên Nam Bộ được thể hiện trong tác phẩm của chị chủ yếu là hai yếu tố đất và nước. Bài viết này tập trung phân tích các tác phẩm thể hiện vấn đề sinh thái đất đai và số phận người phụ nữ như là nạn nhân trong khủng hoảng môi trường; mối tương giao sinh thái của cặp đôi biểu tượng “đất - phụ nữ” trong việc thể hiện tiếng nói nữ quyền.
Nét đẹp đời thường trong trang văn Lê Minh Khuê
Lê Minh Khuê là một trong số các nhà văn đương đại có bản sắc riêng và có thành tựu nghệ thuật được thừa nhận ở trong và ngoài nước. Hơn 40 năm cầm bút, với mười ba tập truyện ngắn, bà vẫn bền bỉ theo đuổi thể loại này và gặt hái được không ít thành công.
Xung quanh tập thơ “Bức tranh quê” của Anh Thơ
Kỷ niệm 65 năm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, 1957-2022)
Nhà thơ Chính Hữu “đi qua nghìn dặm quê hương”
(Kỷ niệm 65 năm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, 1957-2022)
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tài năng lớn trọng chữ “duyên”
(Kỷ niệm 65 năm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, 1957-2022)
Sâu lắng hồn thơ Tế Hanh
(Kỷ niệm 65 năm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, 1957-2022)
Nguyễn Trãi và một mỹ học mùa xuân!
Với các nhà tư tưởng lớn, chất vàng triết lý luôn lấp lánh phát sáng qua mỗi hình tượng, ngôn từ mà họ sử dụng. Nguyễn Trãi kiệt xuất là một trường hợp như vậy. Tư tưởng mỹ học của ông qua chủ đề mùa xuân trong thơ Nôm phải được coi là điểm tựa văn hóa cho hôm nay.
Tìm Nguyễn Huy Thiệp qua “Vong bướm”
Vì sao con đường sáng tạo của một nhà văn có tâm hồn phức tạp, tinh tế, sâu thẳm, và tài năng lớn (để là tác giả của tất cả những tác phẩm trên đây) dường như bị chững lại? Đó có phải là một sự suy thoái trong sáng tạo?
123
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na