Văn xuôi
Văn chương Việt đang thiếu vắng chân dung của người lao động
14/02/2022 07:54:16

Đã quá lâu, chân dung của công nhân, người lao động không được xuất hiện nhiều trong những tác phẩm văn học.

 
 

Những công nhân trong nhà máy, người lao động trên công trường, kỹ sư trong phòng thiết kế, đó là chân dung của cuộc sống, chứa đựng vô vàn cảm xúc, cả hạnh phúc lẫn niềm đau. Nguồn chất liệu đời sống giàu có ấy chưa được khai thác, văn chương thiếu đi một mảng của hiện thực sinh động.

Tại Lễ phát động Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, Công đoàn, diễn ra ngày 23.11, nhà văn Nguyễn Bình Phương – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam – cho biết: “Cuộc thi sẽ thu hút sự quan tâm của người viết, tạo dòng chảy mạnh trong văn học Việt Nam mà ở đó người lao động, công nhân, nhất là ở lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, và tổ chức Công đoàn sẽ là nhân vật văn học có vị trí trung tâm”.

Từ Lễ phát động này, chợt nhớ đến nhà văn Võ Huy Tâm với tiểu thuyết “Vùng mỏ” và “Những người thợ mỏ”. Công nhân làm ở các mỏ than đã được Võ Huy Tâm đưa vào văn học với những gương mặt chân thực, với gian khổ và hạnh phúc, với tình anh em, nghĩa vợ chồng. Qua những trang văn của Võ Huy Tâm, độc giả hiểu được cuộc đời của người thợ mỏ, chân dung của xã hội và kiến thức về nghề khai thác than, tài nguyên mỏ của đất nước.

Tiểu thuyết “Vùng mỏ” và “Những người thợ mỏ” của nhà văn Võ Huy Tâm. Ảnh: Báo Giáo dục thời đại

Ngày nay, có hàng vạn công nhân lao động trong các nhà máy, nhiều ngành nghề ra đời, có cả công nghiệp ôtô, công nghệ cao, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, robot thông minh, cho nên chất liệu cho nhà văn sáng tác vô cùng phong phú.

Con người hiện đại có sự thụ hưởng thành quả của thời đại, nhưng cũng có nhiều khó khăn để hội nhập với xã hội, thị trường lao động có những sàng lọc nghiệt ngã, áp lực công việc đôi khi vượt sức chịu đựng của con người.

Để nói được những điều cất giấu bên trong, về đời sống tâm trạng của con người, phải cần đến tài năng của nhà văn, của những cây bút gắn bó với người lao động. Đó là niềm vui và nỗi buồn của anh công nhân xa nhà xây dựng công trình nơi đảo xa, là câu chuyện hẹn hò yêu đương của cô nữ công nhân với anh thợ trẻ. Đó là câu chuyện của đôi vợ chồng công nhân hằng đêm nhớ con vì phải gửi con về quê nhờ cha mẹ giữ hộ.

Rồi những chân dung tài năng sáng tạo, những gương mặt đại diện cho trí tuệ Việt Nam. Có thành quả khoa học nào được sinh ra mà không trả giá bằng những nhọc nhằn, thậm chí là đắng cay của tác giả.

Còn biết bao nhiêu câu chuyện khác nữa đang chờ đợi được viết ra…

 Nguồn: https://vanvn.vn/
 
 
 
Các tin mới hơn
Mắt phù sa(23/09/2022)
Trương và Nguyễn(21/09/2022)
Nàng Sita cù lao(25/08/2022)
Tiếng trăng(11/08/2022)
Tiếng rắn hoang(10/08/2022)
Các tin cũ hơn
Nguyễn Ngọc Tư ra mắt tác phẩm mới “Hong tay khói lạnh”(12/02/2022)
Hoa dành dành trắng(11/02/2022)
Ra viện(21/01/2022)
Bút kí chiến tranh của nhà văn Lại Hồng Khánh xuất bản tại Canada(15/01/2022)
Một đêm nhớ đất(13/01/2022)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na