|
Công nghiệp văn hóa tạo ra sức mạnh mềm, thúc đẩy hội nhập quốc tế và nâng cao vị thế đất nước. Ảnh minh hoa. Nguồn Internet |
Số liệu trên góp phần khẳng định, ngành công nghiệp văn hóa là một mắt xích quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước nói chung. Ngoài ra còn tạo cơ hội học tập cho nhiều người, góp phần thu hẹp khoảng cách về trình độ dân trí giữa các vùng miền, góp phần chuyển hóa các di sản văn hóa thành nguồn sức mạnh cố kết xã hội, mở rộng mạng lưới, trao đổi thông tin và nguồn lực trong các cộng đồng.
Bên cạnh đó, di sản văn hóa hiện còn là nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào phong phú và đa dạng cho nhiều ngành công nghiệp văn hóa như: du lịch văn hóa, thiết kế, nghệ thuật biểu diễn, âm nhạc, trò chơi điện tử, điện ảnh..., từ đó giúp thiết lập lợi thế cạnh tranh, sự độc đáo và thương hiệu nhận diện cho những ngành này trong thị trường khu vực và thế giới. Tuy nhiên, dù sở hữu nhiều tiềm năng lợi thế, con đường vươn tầm thương hiệu công nghiệp văn hóa, định vị sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam ở các sản phẩm - dịch vụ công nghiệp văn hóa ra thế giới còn rất khó khăn.
Tìm hướng đi và bóc tách những điểm nghẽn cho công nghiệp văn hóa, Bộ VH-TT &DL đã tổ chức Hội thảo đánh giá 5 năm thực hiện chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa (2016-2021) tổ chức ngày 12-9 tại Hà Nội.
Tại Hội thảo, đã có hơn 50 tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hành sáng tạo trong nước và quốc tế đã trao đổi, đánh giá từ những góc nhìn khác nhau về kết quả thực hiện “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; chia sẻ các kinh nghiệm quốc tế, tiêu điểm sáng tạo và gợi mở những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chiến lược trong thời gian tới.Ngoài những ghi nhận cho sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp văn hóa. nhiều tham luận cũng đã chỉ ra những điểm nghẽn, thách thức đối với sự phát triển bền vững của các ngành công nghiệp văn hóa, như: Chưa phát huy hết hiệu quả cơ chế chuyển hóa tài nguyên văn hóa thành các sản phẩm và dịch vụ văn hóa có khả năng cạnh tranh trên thị trường văn hóa; hạn chế trong hợp tác công, tư làm giảm năng lực khai thác hạ tầng cơ sở và huy động tài chính trên thị trường văn hóa; vi phạm bản quyền vẫn diễn ra phổ biến; hạn chế về vấn đề đào tạo và quản lý nhân sự có khả năng thích ứng với thị trường văn hóa... Điều này đã và đang tác động mạnh mẽ khiến cho các sản phẩm và dịch vụ văn hóa Việt Nam chưa thể hiện được năng lực cạnh tranh, thu hút trên thị trường nội địa và quốc tế.
Nguồn: http://baovannghe.com.vn/