Tin tức
Những cuốn sách đầu tiên trong dự án “Tủ sách đời người” đã được ra mắt độc giả
29/04/2022 12:00:00

Omega+ đơn vị trực tiếp thực hiện dự án “Tủ sách đời người” nhằm đưa ra giải pháp, cách thức cụ thể, thiết thực giúp độc giả tự xây dựng được thói quen đọc sách, biết cách chọn lọc tủ sách cho gia đình đã giới thiệu những cuốn sách đầu tiên trong dự án.

 


Truyện Cổ Nước Nam của tác giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, gồm Quyển thượng: “Người ta”; Quyển hạ: “Muông chim”; tập hợp 120 truyện cổ quen thuộc, thuần chất Việt Nam, do người Việt sáng tác, không có yếu tố vay mượn từ nước ngoài. Gần như tất cả các truyện đều có một đôi câu thành ngữ hay sáo ngữ, ca hát hay phong dao liên quan mật thiết với nội dung truyện và gắn liền với thông điệp tác giả gửi gắm.

Truyện Ngụ Ngôn Aesop (tác giả Aesop): Cuối mỗi truyện đều rút ra các bài học, thông điệp sâu sắc. Sử dụng bản dịch của dịch giả Bùi Phụng, bản dịch quen thuộc và được xem là bản dịch tốt nhất hiện nay.

Truyện Cổ Dân Gian Nga (tác giả Alexander Afanasyev, dịch giả Nguyễn Bân): Đây là bản dịch lần đầu tiên được công bố. Được tuyển chọn từ 600 truyện dân gian và cổ tích Nga - một trong những bộ sưu tập văn học dân gian đồ sộ nhất thế giới, của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, nhà phê bình văn học người Nga Alexander Afanasyev được mệnh danh là “người đãi cát tìm vàng”.

 

Thơ Ngụ Ngôn La Fontaine: Tác phẩm truyện thơ kinh điển của tác giả Jean de La Fontaine do dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh dịch. In theo ấn bản năm 1943 của Nhà xuất bản Alexandre de Rhodes có kèm minh họa vẽ và khắc gỗ mộc của họa sĩ Ngô Mạnh Quỳnh - họa sĩ nổi tiếng, tiên phong trong sáng tác truyện tranh của Việt Nam, thuộc lứa họa sĩ đầu tiên tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương

Truyện Kiều (tác giả Nguyễn Du, chú giải & khảo dị PGS. Vũ Ngọc Khánh): Được xếp vào tác phẩm văn học Việt Nam kinh điển mọi thời đại. Bản chú giải và khảo dị của PGS. Vũ Ngọc Khánh phù hợp với độc giả phổ thông muốn tiếp cận và thưởng thức văn bản Truyện Kiều. In kèm tranh minh họa vẽ và khắc gỗ mộc của họa sĩ nổi tiếng Ngô Mạnh Quỳnh trong ấn bản Kim Vân Kiều của Nhà xuất bản Alexandre de Rhodes, 1942.

Gia Lễ Chỉ Nam (tác giả: Nguyễn Tử Siêu - Cử nhân Thường Sơn - Lương sĩ Hạnh hợp soạn): Bên cạnh nội dung chính về phong tục hôn lễ - tang lễ truyền thống của người Việt, cuốn sách có thêm phần hướng dẫn nghi thức chúc thọ, khấn giỗ tết, câu đối mừng, phúng, cách viết cáo phó, thơ thiệp hỏi thăm cùng cách chép gia phả. Có thiên bàn thêm về những hủ tục nên lược bỏ. Sử dụng bản in lần thứ ba của Nhật Nam Thư Quán, 1930, được ban biên tập xử lý kỹ lưỡng về mặt văn bản, bổ sung hệ thống chú thích.

Trước đó, Omega+ khởi động dự án Tủ sách Đời người - Tinh tuyển cho người Việt, đồng thời phát động cuộc bình chọn 100 Cuốn Sách Nên Đọc Trong Đời mang tính xã hội nhằm thu thập ý kiến đóng góp, đề xuất của những độc giả quan tâm đến việc đọc và văn hóa đọc trên khắp cả nước.

 Nguồn: http://baovannghe.com.vn/
 
 
Các tin mới hơn
Văn nghệ sĩ và nhà hảo tâm tỉnh Hải Dương tặng trên 500 triệu đồng và gần 10 tấn hàng cho người dân xã Vĩnh Yên, huyện Bảo Yên khắc phục hậu quả bão lũ(25/09/2024)
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam(09/08/2024)
CHỦ TỊCH NƯỚC TÔ LÂM ĐƯỢC BẦU GIỮ CHỨC TỔNG BÍ THƯ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM(05/08/2024)
Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2024-2029 thành công rực rỡ(02/08/2024)
Giới thiệu sách xét Giải thưởng hàng năm của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024(29/07/2024)
Các tin cũ hơn
Tổ chức đợt phim kỷ niệm 30/4, 1/5, 7/5 và 19/5 (25/04/2022)
1.911 tác phẩm dự thi vòng sơ khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVI năm 2022(25/04/2022)
Tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt Kết luận, Quy định Hội nghị Trung ương 4, khoá XIII của Đảng cho lãnh đạo các cơ quan báo chí, xuất bản, lãnh đạo Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật Việt Nam, đại biểu văn nghệ sĩ, trí thức (21/04/2022)
Khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2022(20/04/2022)
60 kỳ thủ tham gia Giải cờ tướng của Hội Nhà báo tỉnh(19/04/2022)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na