Tạp chí Văn nghệ Hải Dương
Sắc xuân ở Ky Quan San
Tác giả: Hoàng Việt Hằng
Nắng trong lòng
Tác giả: Thi Nguyên
Cho tôi về...
Tác giả: Lê Tuyết Lan
Chiều ấy
Tác giả: Nguyễn Văn Lăng
Tạp bút "Lạt mềm buộc chặt" của tác giả Văn Duy
Bài này tôi chỉ viết về nghĩa đen của câu nói dân gian “Lạt mềm buộc chặt”. Tôi viết về cái lạt tre mà thôi. Cái lạt tre nhỏ nhoi, thân thương thì có gì để nói? Song không đơn giản như thế. Không biết cách đây mấy ngàn năm, cha ông ta đã biết chẻ tre thành lạt. Lạt tre là một phát minh lớn không khác gì con ốc của ngành cơ khí. Bao bộ phận rời rạc của một cỗ máy, của một con tàu, của cây cầu sắt như cầu Long Biên, cầu Hàm Rồng cũ,… đều phải nhờ hàng triệu con ốc lớn, nhỏ kết nối lại mới nên. Nhiều khi thiếu một con ốc khiến cả cỗ máy không hoạt động được. Ai dám bảo con ốc không quan trọng. Cái lạt tre cũng vậy.
Chờ sáng
Tác giả: Trần Thị Bảo Thư
Cố hương
Tác giả: Nguyễn Thanh Hải
Tháng Ba tìm lối ta về
Tác giả: Nguyễn Ngọc San
Tản văn "Đêm nay hoa bưởi dậy thì" của tác giả Lê Phương Liên
Một sớm xuân lang thang, bất chợt gặp gánh hoa bưởi bán rong trên đường Lán Bè. Nhìn trang phục áo cánh nâu với chiếc khăn đội đầu kiểu mỏ quạ che kín mặt, chỉ hở đôi mắt lá răm, tôi dám chắc chị bán hoa từ Thuỷ Nguyên sang. Dừng xe, tôi hỏi chị. Chị nhận ra tôi, hóa ra là người quen. Ngày còn đi làm, tôi thường hay mua na của chị ở Ngã Sáu, đường Điện Biên Phủ. Na Thủy Nguyên vốn ngon nhất đất Hải Phòng.
Đi và về
Tác giả: Thái Bá Lý
Truyện ngắn "Chị Lành" của tác giả Vũ Ngọc Thư
Nhà tôi, nhà chị sát nhau. Chị hơn tôi một tuổi, tôi mười hai, chị mười ba. Tôi còn mải chơi khăng, chơi đáo, chị đã ra dáng thiếu nữ. Tôi cao lớn giống cha, mới mười hai tuổi nhưng tôi cao hơn chị đến nửa cái đầu. Chị mê đọc truyện, tôi thấy lúc nào chị cũng có quyển truyện trên tay. Tôi còn mê đá bóng, mê đuổi nhau ngoài đồng, chạy theo cánh diều chao lượn bên bờ sông Thái Bình. Tháng Ba, gà đẻ bãi, cồn cát chạy dài đến hơn cây số, vắt ngang quá nửa lòng sông. Ấy là lúc chúng tôi cưỡi trâu bơi sang bờ phía Nam Sách, lên bãi ngô làng Thượng, vội vàng bẻ mỗi đứa mấy bắp, rồi vội vã bơi về. Đến giữa dòng mới nghe tiếng chửi với theo. "Mẹ cha chúng mày chớ! Ngô bà trồng, bà chưa được ăn mà chúng mày đã bẻ. Gió vù vù thổi, tiếng nước chảy xiết qua cổ trâu àn ạt, àn ạt chúng tôi chả còn nghe thấy gì nữa.
Truyện ngắn "Khúc đồng chiều" của tác giả Nguyễn Thu Hằng
Đường tàu vồng lên, một vệt thẫm giữa màn sương giăng trắng dầy đặc, đường ray cắt ngang con đường gạch nghiêng, gồ sống trâu dẫn lên cánh đồng Mật. Mỗi khi tàu nhả khói, chạm vào vòm cây xà cừ cổ thụ chỗ nền ga Điềm cũ, sẽ rúc những hồi còi dài dằng dặc, tiếng bánh sắt lăn rình rùng trên đường ray. Ngày sáu, đêm năm, dân làng nắm rõ lịch trình các chuyến tàu để bấm giờ. Sự chuyển động của đoàn tàu từ xa, vút qua nhanh như một hồi còi, rúc vào đồng xanh mênh mông, tĩnh lặng đã là một phần thanh âm của làng quê. Những hôm gió heo may, lấy phấy mấy hạt mưa phùn, trời tương tư chỉ một màu bây bấy, tiếng còi tàu báo cho người làm đồng những giấc trưa, giấc chiều, mau tay cấy, tay gặt.
Một ngày
Tác giả: Hà Cừ
12345678910...
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na